Saturday, August 31, 2013

Tấm gương


Ngay khi người thầy dạy (nói) "một đàng" nhưng trong thực tế thì ông thầy lại làm "một nẻo", thì ta có thể biết chắc là ông thầy này không có "sư phạm" rồi.
Vì theo từ thì sư nghĩa là thầy và phạm nghĩa là mẫu mực, như thế tổng quát thì sư phạm là người thầy mẫu mực, còn được ví như tấm gương. Trong thực tế các thầy trẻ (thâm niên ít hơn 3 năm), kinh nghiệm chưa nhiều cộng với tuổi đời còn ít (thường nhỏ hơn 25 tuổi), có lợi thế dễ hòa nhập với học sinh, sinh viên, tuy nhiên đôi khi quá năng động lại bị cuốn hút theo "phong trào" nông nỗi của học trò - lúc này người thầy trẻ phải khép mình (giới hạn) lại và trở thành người "chín chắn", đôi khi phải chấp nhận (vì đã dấn thân) được gọi là: ông cụ non, già ngày từ thời còn trẻ . . . . 
Nhưng trên hết, như bao nhiều nghề khác:
  • Có bằng sư phạm, mà chưa chắc đứng lớp có "sư phạm" (như trên đã nói)
  • Có bằng sư phạm cộng với giỏi chuyên môn (toán, lý . . . .vi tính, điện tử . . .) nhưng "thiếu" khả năng "truyền đạt" (dạy không ai hiểu) thì cũng coi như không có "sư phạm"
  • Tấm gương ấy phải được người thầy giáo làm nên, để in dấu ấn của mình vào ký ức và sự quý trọng của học trò, bằng toàn bộ con người mình, chứ không chỉ qua lời giảng. Và ngay cả lời giảng cũng sẽ nhạt nhẽo và giả tạo biết bao nếu không chân thật, không được “bảo hiểm” bằng vốn sống và nhân cách của chính thầy. (trích từ trang thcsthoison)
Tham khảo một tình huống sư phạm sau:
Thầy giáo giảng bài cho các học sinh trong giờ Sinh học:
- Để đoán biết tuổi của các động vật có xương sống, người ta thường quan sát hàm răng của chúng.
Một học sinh đứng dậy hỏi:
-Thưa thầy, em thấy như con gà lại không có răng. Mình làm thế nào để biết ạ?
- Thì chúng ta phải dùng răng của mình chứ sao!
- ...

No comments:

Post a Comment