Friday, August 21, 2015

Lô gíc

Kết quả hình ảnh cho mùa vu lan

Có nhiều người than phiền là đã sống "rất tốt" bao nhiêu năm nay rồi mà chẳng thấy được "đổi đời" để trở thành "tỷ phú"!
Có rất nhiều "phụ huynh" phải thốt lên câu: "nước mắt chảy xuôi"; ý muốn nói đã bao năm nuôi con, "dạy dỗ" mà khi lớn lên chẳng thấy nó chịu nghe theo lời mình (trước đây hình như "mình" cũng thế, nghĩa là tình yêu thương "chảy" theo một chiều)
Liệu khi trở thành tỷ phú thì "người ta" còn là người tốt nữa hay không!?, hay là "kín cổng cao tường", điện thoại rủ đi uống cà phê thì chỉ nghe "ò,í, e . . " hoặc: "số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin gọi lại vào "kiếp sau"!!!"
Đã là phụ huynh thì luôn nhớ câu: "tình yêu thương với con trẻ gần như "không bờ bến" và không mong mỏi (!) gì tình yêu thương ngược lại"; có thể coi đó là tình yêu thương một chiều hoặc là một "loại" tình yêu thương chỉ biết "cho đi" và không "mong" nhận lại!
Chẳng phải người ta ví người tốt như "hiệp sỹ" hoặc "anh hùng", nhưng mấy ai là tỷ phú!
Người ta đã ví công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, thế thì tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ được ví như thế nào!?, 
Kết quả hình ảnh cho mùa vu lanKết luận: Cha, Mẹ là người tốt nhất trên đời!

Tuesday, August 18, 2015

Kinh nghiệm

Kết quả hình ảnh cho kinh nghiệm

Buổi dạy thực hành đầu tiên cách nay gần 40 năm (thời còn "bao cấp" và học viên thường bằng tuổi hoặc lớn hơn vài tuổi) sắp kết thúc thì tôi tiến hành họp lớp và "thảo luận" đánh giá rút kinh nghiệm cùng nhận sự góp ý từ học viên. Sau vài nhận xét của tôi thì là vài lời phát biểu của các học viên, duy có một phát biểu mà làm tôi "áy náy" nhất của một học viên là:
- Em thấy Thầy luôn "bị động" trong suốt buổi học hôm nay!
Câu nói này làm tôi "giật mình", sau vài giây "định thần" thì tôi cảm thấy "bình thường":
- Em nói đúng, trước buổi học tôi và các "bạn" chưa từng biết nhau . . . . .qua buổi thực hành hôm nay tôi đã rút được "kinh nghiệm" . . . . và hy vọng ngày mai các "bạn" sẽ luôn luôn là người "bị động"!
. . . . . . .
Lúc tôi lập gia đình "đầu tiên" vào năm 1987, cảm giác "bị động" lại xuất hiện, tôi cũng rút được "kinh nghiệm" nhưng lại không có "lần sau"!
. . . . . . . 
Kinh nghiệm là rất cần và hữu ích, tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải có, nhưng có người vẫn nói:
- Có còn hơn không!

Friday, August 14, 2015

Nói và làm


Kết quả hình ảnh cho nói mà không làm 
Lại kể chuyện về đàn chuột bàn nhau kế sách phát hiện sự xuất hiện của mèo, cuối cùng chúng nhất trí nhau với phương án đeo vòng chuông vào cổ mèo! Đó là "lý thuyết"! Để thực hiện chúng tìm chuột tình nguyện làm việc này, nhưng động viên mãi mà chẳng có "chú chuột" nào chịu . . . . . .cuối cùng lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, vậy từ lý thuyết đến thực hành là một sự "cách biệt" sao? Trong trường hợp trên là đúng vậy, thế muốn thực hiện việc trên, "chúng" (lũ chuột) lại phải bàn một "kế sách" thực hiện việc đeo vòng chuông vào cổ mèo "khả thi", con chuột đưa ra phương án thực hiện vẫn chỉ là lý thuyết nên sau đó cũng chẳng có con chuột nào dám tình nguyện, cuối cùng chúng đặt vấn đề lại với con chuột đưa ra phương án
- Chưa "ai" thấy thực hiện ra sao cả, vậy đề nghị chuột đưa ra phương án phải thực hiện "mẫu" để sau này "ai" cũng có thể làm được.
Vừa nói xong nhìn lại không ai thấy con chuột đưa ra phương án ở đâu cả!!!!
Vậy nên Chiến Quốc sách có viết: 
Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm.
Gia ngữ thì viết:
 Chớ nói nhiều, nói nhiều lỗi nhiều. 
Quân tử nói bằng việc làm, tiểu nhân nói bằng ngọn lưỡi.
Hán thư thì viết:
 Muốn cho người không nghe chẳng gì bằng đừng nói, muốn cho người không biết chẳng gì bằng đừng làm.

Tuesday, August 11, 2015

Lòng người


Truyện xưa kể rằng: nhà nọ có nuôi con chó, thả trước cửa nhà, nên mỗi khi có người lạ đi ngang qua thì con chó sủa váng lên, thỉnh thoảng còn chạy theo người lạ vài bước chân. Ngày nọ có một người thấy vậy lấy làm tức giận bèn la toáng lên:
- Chó điên, chó điên!
Thế là những người gần đó người lấy cây, người lấy đá chọi và đập cho đến khi con chó chết "queo"!
Qua đó cho ta rút ra "kinh nghiệm" như sau: nếu nuôi chó thì phải nhốt trong nhà (đối với người nuôi), còn "miệng lưỡi" con người khó lường (vì lưỡi không xương mà lòng người thì khó lường (do tâm)) nên người ta muốn khen ai thì sẽ đưa người đó "lên tận mây xanh", ngược lại muốn hại ai (hoặc ghét ai) chỉ việc "ném đá" người đó như câu truyện kia!
Tham khảo lời chia sẻ sau:Đàm Vĩnh Hưng và đồng nghiệp bức xúc khi Như Quỳnh bị dư luận chê bai - 1
 Đàm Vĩnh Hưng và đồng nghiệp bức xúc khi Như Quỳnh bị dư luận chê bai - 4