Saturday, September 26, 2015

Thi


Có mẩu đối thoại sau về ý nghĩa của thi cử:
- Thi nghĩa là gì?
- Thi - ấy là một trò chơi, trong đó, một người biết thì không nói, còn những người khác nói thì không biết.

Có người thì "nghiêm túc" nói:
- Qua thi cử thì luôn chọn ra được những nhân tố có tính "đột phá"; đó là mục tiêu!
Người khác thì phàn nàn:
- Thi cũng như là kiểm tra thôi mà, xác định cái "lê-vô" (level) của mỗi người để "phân loại"!
 Năm 1951, Đỗ Kim Bảng xuất bản bài hát Mùa thi. Bài này được Ban hợp ca Thăng Long chọn làm nhạc cảnh trình diễn ở Sài GònHà Nội trong năm 1954. (Trích từ Wikipedia.org)
Lời bài hát "Mùa thi" của Nhạc sỹ, Giáo viên Đỗ Kim Bảng:
Hôm nay: ngày thi
Bao nhiêu người đi
Xe! rộn rịp

Lớp! tràn người
niềm vui vấn vương
Thi ơi là thi!
Sinh "mi" làm chi!
Bay (1) , nghẹn ngào
Bám (2), ồn ào
Buồn vui vì "mi"
Đây, bao bộ mặt cười ra nước mắt
than câu: "Học tài thi phận"
Đây, bao tiếng cười đắc chí
khoe rằng:
"Phen này tao trượt thì ai đậu cho"
Hôm nay còn thi
Mai kia còn thi
Ôi! Đời đời
khóc cùng cười
hòa theo mùa thi

Saturday, September 19, 2015

Phạt

Kết quả hình ảnh cho phạt

"Người ta" thường phạt những người vi phạm "an toàn giao thông", thì những người "vi phạm" này đa phần họ là những người "bình thường" . . . . .
"Người ta" thường phạt những chủ nhà xây dựng nhà "sai quy cách", thì chủ nhà cũng thường là những người "bình thường" . . . . .
Còn bao nhiêu "thứ phạt" chỉ nhắm vào đối tượng là người "bình thường" . . . . 
Một Sinh viên đi học trễ thì ngoài bị "phạt" thì thường sẽ còn bị nghe "nắng té tát" trong khi một Sinh viên khác xin nghỉ hẳn buổi học đó với "mọi lý do"  . . . và buổi học sau được "bình an vô sự".
Kết quả hình ảnh cho phạtNhà nọ có 2 đứa con, một đứa thì hiền thục chăm ngoan, một đứa thì thuộc dạng "phá gia chi tử", vậy mà đứa "ngoan hiền" thì suốt ngày phải nghe (bố, mẹ) chửi! còn đứa ăn chơi hoang toàng lại được cưng chiều, thậm chí bố mẹ phải "lo" cho nó qua "Mỹ" học (vì ở Việt Nam không còn trường nào "chịu nổi!).
Một "ông chồng" "ngoan hiền", sau giờ làm là về ngay nhà làm "đủ thứ việc" . . . rồi giải trí (xem TV), "người nhà" trông thấy không làm gì bèn "tặng" ngay một câu:
- Suốt ngày ngồi xem TV!
Kết quả hình ảnh cho phạtChẳng bù với "ông hàng xóm", sau giờ làm là đi nhậu đến 2, 3 giờ sáng mới về đến nhà, "nhà cửa" luôn "êm thắm" (vì muốn "chửi" cũng không có thời giờ; gặp ngày lễ hay Chủ nhật thì vô phương; ông ta đã "biến" sớm từ 6 giờ sáng rồi!) . . . 
Những cũng chưa chắc; mỗi lần "ông chồng nhậu" đi nhậu trễ thì cũng bị các "chiến hữu" rầy rà và lại còn bị "phạt" nữa!
Có ai trên cõi đời này mà không bị phạt!

Friday, September 11, 2015

Viết báo cáo

Kết quả hình ảnh cho viết báo cáo


Kết quả hình ảnh cho viết báo cáoCó một "dạo" người ta hay mỉa mai những người chuyên viết báo cáo bằng câu: "làm thì láo, báo cáo thì hay"! Có những công việc thật sự khó mô tả thành lời nói nhưng với "chuyên gia" viết báo cáo thì đó lại là chuyện nhỏ! Có bao giờ người ta "phỏng vấn" một vị Tiến sỹ mô tả sự đam mê, động cơ chính để vị đó hoàn thành học vị đó . . . .liệu những chia sẻ đó có giúp ích cho những người khác có mong muốn tương tự! Còn "phỏng vấn" một công nhân vệ sinh, để tìm ra nguyên nhân và động cơ để họ "đam mê" và thực hiện công việc này hầu cũng chia sẻ với những ai mong muốn công việc này! Rồi còn biết bao nhiêu ngành nghề khác trong xã hội và cuộc sống này . . . . chỉ thấy rõ nhất là khi đường xá sạch sẽ thì chắc chắn người công nhân vệ sinh phụ trách đoạn đường đó đã hoàn thành công việc tốt đẹp (có cần viết báo cáo nữa không? hoặc phải viết ra "phương thức" thực hiện công việc? . . . ??). Khổ nỗi đa phần các "đơn vị" khi "tổng kết" thì luôn luôn phải có cái "báo cáo"! Nên "đơn vị" có nhiều người "văn hay, chữ tốt" thì thường gặt hái nhiều thành công hơn. Người xưa có câu: "Mồm miệng đỡ tay chân" dẫn đến: người nói hay thì thường không làm, ngược lại người làm được thì thường lại ít nói. "Nhân vô thập toàn" nên những người vừa phải làm vừa phải viết "báo cáo" (đa số bây giờ) thì bị "quay" như "chong chóng", công việc đang thực hiện thì "trên" chỉ đạo phải viết tường trình "tiến độ" công việc . . . .đang ngồi viết "tiến độ" thì "trển" xuống "kiểm tra" thấy người này "không chịu làm việc"! Đúng vậy nếu đang làm việc thì ai mà chẳng thấy, rõ là người "nhác việc" . . . . phải viết "báo cáo" tường trình sự việc này!!!

Saturday, September 5, 2015

Hướng công nghệ

Kết quả hình ảnh cho chế tạo inverter

Cách nay khoảng 15 năm, một trường Đại học (Việt Nam) "làm ra" một "cục" PLC (Programmable Logic Controller), tuy nhiên nó to gần gấp 10 lần các sản phẩm của thương hiệu nước ngoài (trong đó có cả Trung Quốc), mục đích của sự ra đời "cục" PLC này của Trường Đại học đó là "mô hình" dàn trải (phóng to lên) để sinh viên dễ dàng nghiên cứu và học tập(!)
Câu hỏi đặt ra là: "Người ta" sẽ học được cái gì từ mô hình này?
So sánh hơi "khập khiễng":
- Người điều khiển xe (tất cả các loại) có nhất thiết phải hiểu biết chính xác các chi tiết và cấu tạo của cái xe đó không? Trong khi "công việc" của người lái xe là "kỹ năng điều khiển xe"!
Hơn một năm trước Google đã ra đề thi: Google treo giải 1 triệu đô cho người thu nhỏ kích thước máy biến tần điện
 Trong đó có những lưu ý sau:
. . . . .Giảm kích thước máy biến tần xuống mức có thể sử dụng được – khoảng 655 cm khối – sẽ làm cho chi phí sản xuất rẻ hơn. Theo cách này, phiên bản cuối cùng cho cuộc thi là mở rộng việc sử dụng năng lượng mặt trời tại các gia đình, dẫn tới các lưới điện phân phối hiệu quả hơn và giúp mang điện đến các vùng xa xôi, hẻo lánh. . . . .
. . . . . Google tin rằng một loạt các chất bán dẫn band-gap rộng (WBG) mới có như gallium nitride (GaN) và silic cacbua (SiC) sẽ có thể là dạng thiết bị tốt nhất để kết hợp vào các thiết kế và hãng đang tích cực thúc đẩy sử dụng chúng. Google đã cung cấp một danh sách các nhà sản xuất thiết bị WBG vốn có trang web mô tả công nghệ của họ mà sẽ chỉ ra chi tiết cách các thiết bị của họ sẽ cho thí sinh ưu thế trong cuộc thi. . . . . .
. . . . .  Đến 18 thiết kế dự thi sẽ được xem xét vào vòng chung kết thử nghiệm và người tham sẽ được yêu cầu tự mang máy biến tần của mình đến một cơ sở thử nghiệm ở Mỹ vào ngày 21/10/2015. Sau loạt đánh giá được tiến hành trên 100 giờ thử nghiệm và xác định bởi một ban giám khảo, các thiết kế nhóm hoặc cá nhân đáp ứng tốt nhất yêu cầu sẽ được tuyên bố người chiến thắng. . . . .
Một bài báo từ VNEXPRESS
Ngành điện tử dân dụng có nguy cơ phá sản

. . . . .  thực ra VN đã có mong muốn phát triển ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng từ 30 năm nay. Năm 1974, Nhà nước đã đầu tư một số vốn khá lớn để sản xuất bóng bán dẫn 3 chân, năm 1982 đầu tư dây chuyền sản xuất mạch in tại công ty điện tử Tân Bình, năm 1984 thành lập hẳn Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học để phát triển ngành này song thực tế cho đến nay hầu như không có dự án nào thành công. Nửa đầu những năm 90, một số liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất linh kiện như Daewoo Hanel, Daewoo Viettronics, Hồng Việt... được thành lập nhưng nay nơi thì giải thể, nơi chủ yếu gia công lắp ráp... Nguyên nhân khiến nội địa hoá ngành này cực thấp theo lý giải của các doanh nghiệp là do sản xuất linh kiện đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, quy mô lớn, đầu tư nhiều cho nghiên cứu thiết kế và phải tìm được thị trường xuất khẩu. Hiện nay, các tập đoàn trên thế giới đều có kế hoạch tổ chức sản xuất tập trung ở một vài cứ điểm, việc phát triển phần cứng phụ tùng ở VN do đó không được họ quan tâm đến.
 Một trong những hướng đi khả thi nhất với VN đang được các doanh nghiệp ấp ủ là tận dụng ưu thế con người để phát triển mạnh thiết kế phần mềm ứng dụng, đa dạng hóa mặt hàng để tạo ra giá trị gia tăng thoát khỏi công nghiệp lắp ráp. Bởi trong tương lai các sản phẩm điện tử sẽ có sự kết nối giữa đồ điện gia dụng, công nghệ thông tin và viễn thông...

Friday, September 4, 2015

Xui xẻo

Kết quả hình ảnh cho xui xẻo học thầy giở

Lúc rảnh rỗi Thầy, Cô trao đổi nhanh "vài kinh nghiệm": Một Cô giáo phát biểu:
- Dạy lớp "Chất lượng cao" mới "đã" làm sao! Phòng luôn có máy lạnh, thiết bị dạy học đầy đủ, được "tính" hệ số cao và "sướng" nhất là học viên có "tinh thần" học rất cao, giảng bài thì ít mà học viên tự học là chủ yếu; khỏe re à!
Một cô khác than van:
- Cô thật là "sướng", trong khi tôi phải "đánh vật" với mấy "ông" học nghề; "mang tiếng" là học nghề nhưng một số "ông" (học viên) "ngồi núi này trông núi nọ", gần như "họ" chưa thực sự yêu nghề mà "họ" đang chọn học! dẫn đến "họ" không chuyên tâm học . . . . .phải "phân tích", dạy dỗ (dụ dỗ), động viên "họ" mãi cũng phát mệt, một buổi học như một buổi "tập thể dục" đổ mồ hôi . . . . .còn về "hệ số" thì khỏi bàn: "xương" không!
Một Cô khác góp ý:
- Thật vậy, tôi có "thằng" em chuyên dạy lớp "học sinh giỏi", nó nói "lương" thì cao mà hầu như chẳng phải dạy gì nhiều, học sinh đã giỏi sẵn mà!
Một Thầy trẻ mới "đứng lớp hơn một năm cũng đưa ra nhận xét:
- Em thấy dạy lớp Đại học thật quá "sướng", sinh viên hầu như là tự học, còn dạy mấy "ông nghề" thì thật là quá mệt . . . .
Một Thầy hơi già chậm rãi nói:
- Tôi mới đọc một mẩu chuyện cười trên Báo Tuổi Trẻ Cười như sau:
" Thầy giáo nói với học sinh: Ngày xưa khi tôi bằng tuổi các em bây giờ thì Thầy tôi giảng bài đến đâu thì tôi hiểu ngay đến đó, thế mà bây giờ với mấy em lúc này tôi cứ phải giảng đi giảng lại mấy lần, may ra mấy em mới hiểu!
Kết quả hình ảnh cho thầy giáo dạy lườiCó một học sinh giơ tay có ý kiến:
- Thưa Thầy, Thầy thật là may mắn có một người Thầy dạy giỏi, chẳng bù cho chúng em hôm nay thật xui xẻo . . . .

Thursday, September 3, 2015

Phương pháp giảng dạy



Khi "đứng lớp", câu hỏi đặt ra là:
Kết quả hình ảnh cho các phương pháp giảng dạy- Người Giáo viên chọn "phương pháp giảng dạy" với mục đích để giúp cho chính người Giáo viên này được
 "thoải mái, khỏe khoắn" hoặc "dễ dàng" . . . bất chấp học viên (đa số) có cảm thấy "dễ chịu, dễ hiểu" hay không!?(1). Hay cả Giáo viên và Học viên đều "đạt hiệu quả cao nhất"!?(2). Hoặc chỉ có Học viên là "được hưởng thụ" còn Giáo viên thì "mệt bở hơi tai"!?(3).
Một số người(!?) chọn phương án (1) và người ta còn cho đây là phương pháp tối ưu (cho Giáo viên).
Thật sự khó có phương án (2) vì bản chất nó thuần chỉ là "lý thuyết" và "lý tưởng".
Kết quả hình ảnh cho các phương pháp giảng dạyAi sẽ chọn phương án (3)? Đó là số nhiều người (!) đang thực hiện, duy họ âm thầm, nhẫn nại . . . . và họ chẳng thể chia sẻ cùng ai, họ không thể "phô trương" cái kiểu "phương pháp giảng dạy" này . . . không thể "trao đổi kinh nghiệm" cùng đồng nghiệp mà "bày ra" cho mọi người kiểu làm cực nhọc cho Giáo viên!! Nhưng với phương pháp này thì dù cực nhọc bao nhiêu thì niềm vui "họ" nhận được là sự lĩnh hội kiến thức bài giảng của "đa số" Học viên trong lớp học đó . . .  . từ đó "tâm" người Giáo viên cảm thấy "thanh thản hạnh phúc"; dù cho hầu như "suốt đời" họ thuần túy chỉ là Nhà Giáo!