Monday, March 31, 2014

Mỗi thời


Phụ huynh thời nào (?) cũng thường hay la mắng con cháu rằng:
- Thời tụi tao khổ biết bao nhiêu, thời tụi mày bây giờ sướng quá, chỉ biết ăn, học và đi chơi thôi!
Thỉnh thoảng nghe được vài phản hồi của "con trẻ":
- "Ông bà" kiếm được nhiều tiền quá mà không biết sài, để "tui" sài giùm cho!.
- Thời ba má lịch sử còn ít, các phát minh, công thức toán học đơn giản . . . .ngày nay tình hình thế giới ngày càng biến động, các nguyên lý, công thức toán ngày càng nhiều và phức tạp vô cùng, ước gì con được học chương trình của ba má thời xưa!
- Hình chụp ba má thời còn đi học thuở nhỏ, con thấy trường nào ba má học đều có sân chơi rộng rãi, trường ba học cấp 3 con thấy còn có cả sân đá banh nữa, giờ nay trường con học sân trường chỉ dành cho chỗ để xe!
- . . . . .
Người lớn luôn luôn đúng (?), con trẻ cũng chẳng sai (?), nói chỉ để nói (!), mỗi "thời" đều có những "thách thức" nhất định!: 
- Ngày trước khi đến mùa nóng thì chỉ cần trong tay một cái quạt giấy, ngày nay cho dù có quạt máy thì cũng chịu thua, chỉ có máy lạnh mới giải quyết được sức nóng đó.
- Các nước trên thế giới làm ơn đừng tách ra rồi lại nhập vô một nước nào khác nữa, con cháu cập nhật thông tin thay đổi đến "phát ốm"!
- Các công thức toán học thì đưa hết vô phần mềm máy tính, chỉ cần nhập "thông số" rồi chỉ cần nhấn "enter" là xong!
-  . . . . . .
Tin mới nhận được, máy bay của Mã Lai mất tích ngày 8 tháng 3, các phương tiện hiện đại được sử dụng để tìm kiếm vẫn chưa phát hiện được một dấu vết gì? Thách thức này dành cho con trẻ hay phụ huynh?

Sunday, March 30, 2014

Không phải té!


Thuở nhỏ tôi đã được dặn dò kỹ rằng: tập đi xe đạp là phải chịu té đau(!?), mà phải bị té thật, đau thật . . . .rồi sau này mới "đi được" bằng xe đạp! 
Thật ra cách dạy của "người xưa" là: "cứ té nhiều vào đi, rồi ắt sẽ đi được" (?).
Nếu "việc nào" muốn dạy ai đó đều giống như dạy đi xe đạp thì thật là nguy hiểm đến cỡ nào:
- Muốn học nghề Điện thì đầu tiên phải bị điện giật?
- Học lái xe thì phải đụng xe vài lần?
- Học bơi thì phải "chết đuối" vài lần?
- . . . . . .
Chắc chắn không phải thế, đầu tiên là cái xe đạp, thường nhà có chiếc xe đạp nào thì lấy ngay xe đó để cho học, thường "lúc xưa" (ngày nay cũng có) ít có điều kiện mua xe đạp loại "tập đi" (có thêm hai bánh phụ), nên lấy ngay xe của người lớn mà tập, và đương nhiên khi ngã thì càng đau!
Có người nói học điện thì phải bị điện giật, mà càng bị điện giật càng nhiều thì càng mau giỏi? Ngược lại khi học điện thì khả năng bị điện giật là "không có", với điều kiện người học phải "tuân thủ" những nguyên tắc căn bản về an toàn điện cộng với các thiết bị thực tập điện đều được nối với các thiết bị bảo vệ an toàn. Tương tự các chuyên ngành khác cũng đều có các thiết bị riêng cho từng ngành đó, không để sảy ra nguy hiểm cho người học, song song đó là các hệ thống "bài tập" giúp người học mau tiếp thu được "công nghệ" trong ngành nghề mình muốn có.
Nhớ lại thập niên 70 (của thế kỷ trước) có một nghề là cho mướn xe đạp và cũng phát triển một thời: xe đạp cho mướn là xe tập đi đủ các loại, ai "trình độ" nào thì thuê loại xe mình có "khả năng".
Dù không có trường dạy lái xe đạp nhưng không vì thế mà ta nói: muốn đi được xe đạp thì phải té nhiều!

Thursday, March 27, 2014

Học và hành


Có người ngộ nhận là khi thấy ai đó có trình độ học vấn cao thì "mặc nhiên" xem như người đó có "trình độ văn hóa" cũng cao luôn!
Để đánh giá "trình độ văn hóa" của một người nào đó, thì chỉ có thể quan sát hành động cụ thể của người đó qua cách mà người đó thể hiện.
Không thể nghe một ai đó trả lời hay định nghĩa về lòng tự trọng, sự liêm sỉ, danh dự . . . . một cách "thuộc lòng" và rạch ròi . . . .thì sẽ cho là người đó có lòng tự trọng, sự liêm sỉ, danh dự . . . .
Phải "nhìn xem" họ đã và đang làm gì, ra sao và như thế nào!?
Ngày nay có thể chưa cần đi ra ngoài nước, mà những người sống trong nước vẫn có thể "giao thoa" với văn hóa của các nước trên thế giới, nhưng xét theo "văn hóa bản sắc dân tộc"(?) thì sẽ có những "cái" mình nên theo và có những cái mình nên hạn chế; như:
- Không nên "phát huy" loại "văn hóa li dị", đồng thời phải bỏ "văn hóa chồng chúa vợ tôi (tớ)".
- Nên "phát triển" loại "văn hóa từ chức"'
- "Phát triển văn hóa" xếp hàng.
- "Phát triển văn hóa" dừng xe khi đèn đỏ (đèn tín hiệu giao thông) tại đúng vạch.
- . . . . . . .
Văn hóa của một dân tộc là sự chọn lọc cái "hợp lý" tương ứng với "nếp sống văn minh" của dân tộc đó! Trong xu hướng hội nhập, ngay từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay thì "môn nhảy đầm" (dancing) được "chấp nhận" nhưng chỉ "nổi đình nổi đám" cho lứa tuổi thanh niên đến tuổi trung niên, nhưng khi "về già" thì "văn hóa bản sắc dân tộc" trỗi dậy", còn thấy ai mà nhảy nữa . . . .
Từ đó ta có thể "nhìn ra::
- Trình độ học vấn là sự đánh giá trên lý thuyết; sẽ có người có trình độ cao và người có trình độ thấp thông qua văn bản (bằng cấp) và lời nói (hùng biện)*.
- Tương tự như vậy sẽ có người có "văn hóa cao" và người có "văn hóa thấp" (thậm chí có người được gọi là "vô văn hóa"), tuy nhiên "trình độ văn hóa" không có tổ chức để thi lấy bằng cấp! mà chỉ có cộng đồng đánh giá, được thể hiện qua câu: "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Đánh giá "văn hóa" phải qua cử chỉ và hành động của con người (làm được).
*Vì sự đánh giá của học vấn thường thông qua một "bộ phận" chức năng, mà "bộ phận" này thường "hay dễ bị qua mặt" (vô tình hay cố ý). Lâu nay số người "nói được" thì nhiều hơn số người "làm được"! Học vấn là "học", văn hóa là "làm"!

Tuesday, March 25, 2014

Lỗi tại ai!


Hôm nay xin trích nguyên bài viết của Lê Thanh Phong trên báo Lao Động Điện Tử có tựa đề là: Chữ "chui" của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận"
“Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân!”. 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nói một câu trúng phóc. Sự thật này ai cũng biết, nhưng phát biểu chính thức tại phiên họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực là một điều không phải dễ. Ngày càng có nhiều câu nói đắt giá được các bộ trưởng hoặc cán bộ cao cấp phát ngôn tại các cuộc họp. Đắt giá là vì nói đúng thực tế, không né tránh, không tô hồng hiện thực.
“Lẻn”, “lòn”, “chui” là những từ chỉ một hành vi mờ ám, xấu xa, đê tiện. Nguyễn Du đã từng sử dụng duy nhất một chữ “lẻn” mà “đóng đinh” tính cách nhân vật Sở Khanh (Tường đông lay động bóng cành/Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào). Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dùng chữ “chui” dành cho loại cán bộ công chức năng lực kém trong cơ quan nhà nước cũng “đắt” không thua chữ “lẻn” mà thi hào Nguyễn Du dành cho Sở Khanh.
“Chui” bằng cách nào để vào hệ thống công chức cũng từng được chỉ ra. “Con cháu các cụ cả” thì “chui” thoải mái. Nếu không thì “chuồi” tiền để mà “chui”. Ông Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội - từng công bố thông tin “chạy công chức không dưới 100 triệu đồng”. Đó là mới công chức quèn, còn có ghế ngồi lại là chuyện khác. Chui sâu, leo cao thì giá khác xa khi mới bước vào cửa.
Ngoài chuyện chui lòn, câu nói trên còn mang thông điệp khác.
Đó là, mặc dù không cố tình, nhưng phát ngôn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là một phản biện về chất lượng cán bộ công chức, viên chức mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình từng đưa ra. Ông Bình công bố 99% số công chức hoàn thành nhiệm vụ, một con số khiến cho dư luận xem ông Bình là người thích đùa, là chính khách rất có khiếu hài hước.
Khó mà phân biệt đâu là bằng thật đâu là bằng giả khi thủ đoạn ngày càng tinh vi (ảnh minh họa).
Và đây, Bộ trưởng Luận chỉ cho thấy rõ rành rành, “chất lượng giả chỉ có chui vào hệ thống công chức nhà nước”. Có nghĩa là, chỉ có cán bộ, công chức mới sử dụng bằng giả, mua bằng giả. Hoặc, người có năng lực kém bằng cách này hay cách khác sẽ “chui” vào được các cơ quan nhà nước. Như vậy thì làm sao có con số 1% số công chức không hoàn thành nhiệm vụ, thưa Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình? Một phản biện rất thuyết phục.
Còn một thông điệp nữa, nhưng từ phía dư luận gửi tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại sao lại để cho bằng giả, chất lượng giả tràn lan trong xã hội và để nó “chui” vào hệ thống cơ quan nhà nước? Trách nhiệm của ông cũng không hề nhỏ trước cái sự “chui” này!

Saturday, March 22, 2014

Nộ


Có gặp "hoạn nạn" thì mới "biết đá biết vàng"!
Bản thân trong mỗi con người đều có "Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Bi, Lạc, Dục" (theo thuyết nhà Phật), nếu trong "bất kỳ" hoàn cảnh nào mà ta "kềm chế" được 7 tính cách này thì có lẽ ta sẽ trở thành "thánh thần" rồi!
Trong đó kềm chế "Nộ" (nóng giận) là khó nhất!?: mới đây nhất một giáo viên vì quá "phẫn uất" nên đã "nóng giận" và đã trả thù các nhà quản lý và đồng nghiệp của mình . . . . 
Dù là ai, làm bất kỳ ngành nghề nào thì luôn phải nhớ câu: "giận quá mất khôn", thù hận thì thêm chồng chất mà cuối cùng chẳng "giải quyết" được "việc" gì . . . .
 . . . chỉ biết rằng khi cảm thấy người "thù" của mình đau khổ rên la có thể cảm thấy "vui sướng" trong chốc lát rồi sau đó phải nhận bao lời chì chiết của mọi người . . . . cái giây phút "vui sướng" kia của người đó mang tính chất "man rợ" của loài "thú"!
Khi "dấn thân" làm nghề "giáo" thì bản thân theo "tâm lý nghề" giáo, cá nhân người "giáo viên" đã là một "thầy tu" rồi, ở đây "tu" là tu thân . . .và quan trọng là phải là "tu hành" thực, nghĩa là thực hành tu ngay trong sinh hoạt hàng ngày, được kiểm chứng do chính người đó . . . . .
. . . . .thật ra "nói thì dễ", đương nhiên không phải ai cũng có thể "làm được", nhưng không vì thế mà "bi quan", dù sao có "tu" thì vẫn sẽ tốt hơn! Xin tham khảo truyện cười dưới đây:

Giảng xong bài kinh về lòng vị tha, sư thày hỏi, ai trong số các phật tử sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù. Tất cả mọi người đều đưa tay lên trừ một ông lão ngồi bên dưới.
- Chẳng lẽ cụ không thể tha thứ cho kẻ thù của mình ư?
- Tôi không có kẻ thù.
- Thật là đức độ. Thế cụ bao nhiêu tuổi rồi?
- 90 tuổi.
- Cụ hãy cho mọi người biết bí quyết sống đến 90 tuổi, mà không có một kẻ thù nào.
- Ông lão cao giọng nói: Chỉ có một cách là phải tiêu diệt hết lũ chúng nó mà thôi!

Friday, March 21, 2014

Giành trả tiền


Trong bàn nhậu lúc đầu gồm những người quen lâu năm gặp lại, sau đó một vài người này móc điện thoại gọi "í ới" và khoảng nửa tiếng sau là lác đác vài người lạ xuất hiện, được giới thiệu là "lính" của những người mà ban nãy gọi điện thoại "điều tới".
Cụng vài ly bia chào bàn, thấy không tiện nên bảo mấy người tới sau ngồi riêng bàn mới, nhờ đó mà không khí thân quen tự nhiên trở lại!
Tới hồi tính tiền, nhớ lại khi xưa nên mỗi người tự động móc tiền áng chừng gom để trên một dĩa không, chợt hai ba người ban nãy gọi điện kêu "lính" tới xua tay bảo:
- Thôi mọi người cất tiền vào hết đi, để thằng "lính" tôi "làm nghĩa vụ".- Người này là Trưởng phòng kỹ thuật một công ty lắp đặt điện.
Một người là phó Giám đốc công ty điện lực huyện gạt đi:
- Để mấy thằng "lính" tôi lo, tụi nó đang bị kỷ luật không được "leo cột điện", mấy ông xem tụi nó còn giành nhau trả tiền nữa kìa!
Trong lúc còn bàn cãi xem "ai được trả tiền" thì một trong số người quen "âm thầm" nói đi vệ sinh nhưng "tranh thủ" đi thanh toán hóa đơn!
Thấy vậy mấy ông có "lính nộp mạng" lầu bầu:
- Mấy ông làm vậy sau này tôi "nghỉ chơi"mấy ông luôn!
 . . . . . . . .
Thật vậy sau này chẳng ai "chơi" với mấy ông "có lính phải nộp mạng" cả, họ nổi tiếng như câu: "của người phúc ta"!

Tuesday, March 18, 2014

Tự do


Trên đời này ai mà vì quá cực khổ nên đành xin làm "con nuôi" của một gia đình giàu có, cái gia đình giàu có đó mà nhận người nghèo khó này thì được lợi cái gì!?:
- Lợi thứ nhất là sẽ được tiếng là "nhân hậu".
- Lợi tiếp theo là sẽ có người "giúp việc" giá rẻ, chắc chắn người cực khổ kia sẽ bị "bóc lột" một cách "tinh vi", nếu là nhà giàu vừa thì "bóc lột" ít, nếu là nhà càng giàu thì "bóc lột" càng nhiều!
Tệ hơn khi người chủ gia đình nghèo khổ lại "nộp" cả gia đình mình cho nhà giàu kia để mong họ "cưu mang", cầu có cơm ăn áo mặc! Thế là ông nhà giàu kia ngẫu nhiên có thêm "nhân công" rẻ mạt!
Nếu chỉ vì miếng ăn thì đúng là trong lúc đói chỉ dám mong sao có cái gì bỏ vô bụng! Nhưng khi qua cơn đói rồi thì mới thấy còn nhiều thứ mà có mua cũng không có được!
Không độc lập thì làm gì có tự do!
Nhớ sau một năm "ở rể", vợ chồng tôi dành dụm mua được căn nhà "mi ni" 20 mét vuông, khi thưa chuyện với Ba vợ xin dọn ra riêng, Ba vợ tôi cũng nói một câu:
- Ba chúc mừng tụi con có một căn nhà tuy nhỏ, sẽ gặp nhiều khó khăn ban đầu nhưng Ba chắc chắn một điều là từ nay tụi con sẽ được độc lập và ắt sẽ có tự do!
Tôi thành thật cám ơn lời của Ông và đó là chân lý trong cuộc sống.

Monday, March 17, 2014

Thái cực


Một mùa nắng như thiêu cháy vạn vật,
Thèm cơn mưa cho ngập nhà ngập phố.
Nắng mưa như lại thử thách con người,
Người tôi thương, nũng nịu như mưa nắng.

Mưa nhiều quá cầu xin tia nắng nhỏ,
Nhỏ không có cho cả vầng Thái dương.
Nắng chang chang mong một cơn mưa bụi,
Mưa không có chỉ có bão mà thôi.

Luật tạo hóa phải như vậy mới thỏa,
Dạy con người luôn thái quá đảo điên.
Người tôi thương làm đôi người xa cách,
Xa cách rồi mới thấy càng nhớ thương.

Saturday, March 15, 2014

Làm văn hóa (tiếp theo)


Vài người tôi quen đã có bằng lái xe hơi (B1, B2), nhưng hầu như dùng để "khoe" là chính, khi hỏi sao không thấy lái xe bao giờ thì trả lời "thật tình" rằng:
- "Bố bảo" tôi cũng không dám lái, đường xá gì mà xe chạy lằng nhằng, đan nhau như mạng nhện!
Có người thì thú thực:
- Tôi chỉ có khả năng đi thẳng và quẹo phải, nếu bắt phải quẹo bên trái thì tôi sẽ phải tìm đường khác sao chỉ cần quẹo phải thôi!
Kể cũng lạ, có cái bằng lái xe mà do học và thi "đàng hoàng" mà cuối cùng cũng chỉ để "trưng"!
Kể ra thì cũng phải, nội có cái bằng lái xe hai bánh trên 50 phân khối mà thấy nhiều người đều có nhưng xem họ "tham gia" giao thông thì mới thấy "rùng rợn":
Học luật lái xe để biết luật, nhưng thực tế thì "ngược lại", còn văn hóa lái xe thì bất kể thành phần nào trong xã hội đều "bình đẳng" theo nguyên tắc "mạnh được yếu thua"!
Có một người hùng hồn kể lại thành tích như sau:
- Tôi xin đường để quẹo trái mà thằng đi chiếc "Wave tàu" ngược chiều không chịu nhường đường, tôi bèn sấn ngay trước mặt nó, làm nó buộc phải thắng gấp tí nữa là đụng phải tôi, tôi chửi cho nó một trận, tôi nói: mày mà đụng vào tao thì tao cho mày vào nhà thương! . . . .
Một người nghe có ý kiến:
- Ơ, ông sai rồi mà còn đòi đánh người ta.
- Thằng đó vừa già mà lại nhỏ con, cỡ chừng 40 kí, tôi xách đầu nó cái một. Nó dám làm gì tôi.
Người kể có dáng người lực lưỡng nhẹ nhàng giải thích!

Thursday, March 13, 2014

Làm văn hóa!


"Người sản xuất" thì có tội. Người sử dụng vô tội.


Xét cho cùng ai không biết cái gì (mà có nhu cầu "phải" biết) thì sẽ phải "học hỏi" và tìm ra sự hiểu biết về cái (vấn đề) đó! Lấy làm lạ khi những nhà "nghiên cứu khoa học" tìm tòi học hỏi bao nhiêu "công trình", "đề án" . . . . ., và thậm chí bảo vệ thành công trước "hội đồng khoa học" xong xuôi, được công nhận hẳn hoi (sau đó cất đi như một "bí mật" quốc gia!? không ai đụng tới!), nhưng kết quả là được cấp ngay một cái "ghế" cho người đó:
  • Tiến sĩ khoa học thì nhận lấy ghế làm trưởng phòng tổ chức.
  • Tiến sĩ khoa học thì làm trưởng phòng tài vụ.
  • Tiến sĩ khoa học thì làm trưởng phòng đào tạo.
  •  . . . . . . .
Chuyện cũng khá lâu, có một bác sĩ phẫu thuật quá giỏi thì được cất nhắc lên làm giám đốc bệnh viện, dẫn đến khi cần những ca phẫu thuật phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thì thiếu người chỉ đạo và thực hiện.
Quay lại các vị tiến sĩ khoa học "giành ghế" trên, sau một năm các vị này sẽ đưa ra loại đề tài nào cho xã hội.
Học vấn và văn hóa là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn:
  • Người có văn hóa không nhất thiết phải là người "biết chữ".
  • Người có "học vấn" cao (thông qua bằng cấp) thì chưa chắc người đó có văn hóa.
Nhất là người được gọi là có học vấn cao thông qua bằng cấp mà trước đó trong quá trình học tập của người đó mà bạn bè hoặc người thân (thầy, cô) có cho biết rằng người đó đã từng "quay cóp" thì chắc chắn một điều là người đó "thiếu văn hóa" rồi.
Tuy nhiên "xã hội" ngày nay hầu như "rất sợ" người có bằng cấp cao, cho dù có biết "thực chất" của người đó, thì "như một thần dân" ngoan ngoãn phải thần phục (cái bằng)! Thế chẳng phải "dân không học" cũng không có văn hóa nốt! Tại sao phải thần phục một cái "hão".
"Biết đúng" mà làm là người có văn hóa. "Biết sai" mà không sửa thì là thiếu văn hóa rồi!

Saturday, March 8, 2014

Mẹ và chị


Năm xưa chị học Trường Gia Long,
Hết giờ anh tôi đón chị về.
Miệt mài ăn học, phụ nấu cơm.
Chị kèm tôi học năm lớp nhất*,

Tú tài năm đó chị đâu ưu,
Học bổng mang chị đi các nước.
Tiễn chị tôi ngỡ như tôi biết,
Xứ người nhà chồng cũng như nhau.

Còn đâu được chị khen năm cũ,
Còn đâu khích lệ cho tôi học.
Chỉ có mẹ tôi là hiểu nhất,
Mẹ dạy cho tôi phải nên người.

Năm nay chị về thăm chốn cũ,
Anh rể của tôi cũng làm thơ.
Tặng chị tặng tôi nỗi nhớ nhà,
Tôi nói khôn nguôi nỗi nhớ mẹ.

Dắt tay chị tới bàn thờ mẹ,
Ngày mẹ ra đi chị về kịp.
Gặp lại để rồi là vĩnh biệt,
Nén hương cho mẹ khóc tuổi xưa!

*Lớp năm bây giờ