Sunday, March 30, 2014

Không phải té!


Thuở nhỏ tôi đã được dặn dò kỹ rằng: tập đi xe đạp là phải chịu té đau(!?), mà phải bị té thật, đau thật . . . .rồi sau này mới "đi được" bằng xe đạp! 
Thật ra cách dạy của "người xưa" là: "cứ té nhiều vào đi, rồi ắt sẽ đi được" (?).
Nếu "việc nào" muốn dạy ai đó đều giống như dạy đi xe đạp thì thật là nguy hiểm đến cỡ nào:
- Muốn học nghề Điện thì đầu tiên phải bị điện giật?
- Học lái xe thì phải đụng xe vài lần?
- Học bơi thì phải "chết đuối" vài lần?
- . . . . . .
Chắc chắn không phải thế, đầu tiên là cái xe đạp, thường nhà có chiếc xe đạp nào thì lấy ngay xe đó để cho học, thường "lúc xưa" (ngày nay cũng có) ít có điều kiện mua xe đạp loại "tập đi" (có thêm hai bánh phụ), nên lấy ngay xe của người lớn mà tập, và đương nhiên khi ngã thì càng đau!
Có người nói học điện thì phải bị điện giật, mà càng bị điện giật càng nhiều thì càng mau giỏi? Ngược lại khi học điện thì khả năng bị điện giật là "không có", với điều kiện người học phải "tuân thủ" những nguyên tắc căn bản về an toàn điện cộng với các thiết bị thực tập điện đều được nối với các thiết bị bảo vệ an toàn. Tương tự các chuyên ngành khác cũng đều có các thiết bị riêng cho từng ngành đó, không để sảy ra nguy hiểm cho người học, song song đó là các hệ thống "bài tập" giúp người học mau tiếp thu được "công nghệ" trong ngành nghề mình muốn có.
Nhớ lại thập niên 70 (của thế kỷ trước) có một nghề là cho mướn xe đạp và cũng phát triển một thời: xe đạp cho mướn là xe tập đi đủ các loại, ai "trình độ" nào thì thuê loại xe mình có "khả năng".
Dù không có trường dạy lái xe đạp nhưng không vì thế mà ta nói: muốn đi được xe đạp thì phải té nhiều!

No comments:

Post a Comment