Sunday, May 31, 2015

Nếu!


Kết quả hình ảnh cho nếuNếu trên đời không còn nói "nếu"!
Bao nhiêu mơ tưởng có còn không?
Bầu trời xanh thẫm ắt màu xanh.
Gió lay lá rụng, nước cuốn trôi.
Đời người tự quyết chỉ một phần,
Chín phần còn lại là "ngẫu nhiên"!

Nếu trên đời không còn nói "nếu"!
Lòng tin mới là điều tối thượng,
Bất chấp "ngẫu nhiên" chín phần hơn.
Dù cho nắng hạn hay mưa dầm,
Dù cho cách trở bởi thị phi.
Niềm tin vĩnh cửu chính con người!

Nếu trên đời không còn nói "nếu"!
Tình yêu chân thật đã lên ngôi.
Kết quả hình ảnh cho nếuCần đâu thêu dệt mộng dưới trăng,
Cần đâu mộng xây lâu đài cát.
Hạnh phúc đơn sơ bữa cơm chiều,
Quây quần bên nhau giờ sum họp! 

Viết thêm: đang "luyện tập" sẽ không còn nói "nếu", . . . "nếu" có thể!!!!
Liệu có được không??

Saturday, May 30, 2015

Ăn theo!

Kết quả hình ảnh cho ăn theo

"Ăn theo" là một từ  ngữ cụ thể để nói lên đúng "hoàn cảnh" của chính nó!:
- Con của "ông" nhà giàu thì tự nghĩ mình cùng "giàu"! (mới 8 tuổi)
- Con của "ông" Tiến sĩ thì tự nghĩ mình cũng "uyên thâm" như "ông bố"! (mới học lớp 9)
- Con của "ông Bác sĩ" thì tự nghĩ mình cũng . . . . . . .(mới học lớp 11)
Còn nhiều "thứ" mà người ta vẫn đang "ngộ nhận" . . . . nên dẫn đến từ ngữ "ăn theo" nó "hiện diện" theo đúng như "hoàn cảnh" mà nó phải "xuất hiện"!
Từ ngữ "ăn theo" tự nó đã nói lên một "hoàn cảnh" yếu thế, phụ thuộc . . . . .thế nhưng ngày nay có người còn "hãnh diện" tự nhận:
- Tôi thuộc diện "ăn theo"! 
Kết quả hình ảnh cho ăn theoCó vẻ như thể hiện một sự "khiêm nhường" của phong cách "lịch sự" nào đó!
Trong một lần ăn trưa tại "căn tin", một người lên tiếng:
- Trưa nay ai nuôi tôi?
Đơn giản hơn người ta nói:
- Ai kêu tui đó?
Trời! ăn theo cũng khổ lắm chứ!!!!

Monday, May 18, 2015

39 năm

Map of Chợ Gò Vấp

Lại thêm một năm nữa để kỷ niệm ngày bắt đầu đi làm tại trường, đã 39 năm chỉ làm việc ở một nơi duy nhất . . . . .ngẫu nhiên là một "chứng nhân lịch sử" quá trình thay đổi của một trường học, cơ sở vật chất được đầu tư liên tục, mặt bằng để xây dựng thì hầu như "không còn chỗ để mà xây"! Người mới về trường đã tăng hơn 20 lần tính từ năm đó (khoảng 70 người, nay số này còn không quá 5 người).
Con đường Nguyễn Thái Sơn như một con đường "làng" vào thời đó, hỏi "dân" quận 5 có biết trường này không thì hầu như chẳng ai biết, lạ nữa là hỏi họ có biết chợ Gò Vấp thì chỉ có vài người nói "máng máng" là hình như có cái chợ này, "đâu như nó ở Hóc Môn!
Con đường Lê Quang Định có khá hơn đôi chút, nhưng chỉ từ ngã tư đường Nơ Trang Long hướng về chợ Bà Chiểu là còn "nhộn nhịp", tấp nập.
Còn con đường Quang Trung lúc đó tuy có to (đương nhiên không to như bây giờ) nhưng thật "vắng vẻ" vì nổi bật là những doanh trại quân đội (ngày nay vẫn còn nhưng gần như "hòa lẫn" với những cửa hàng kinh doanh . . . . .).
Những năm đầu đi làm bằng xe đạp, sau đó cũng ráng sức để có được chiếc xe gắn máy, bắt đầu từ chiếc Yamaha nữ rồi lần lượt đổi thành Honda 1s, xe Suzuki, xe Gobel, xe Mobylette, xe Solex, xe Babetta, xe Simson nữ, Honda 80, Honda super pess cub, Honda Dream II,  Honda Wave, Honda Future II và nay là Honda Airblade.
"Nghề lại dạy nghề", như ai đó từng đi dạy học đã nói, ngày bắt đầu "đứng lớp" kiến thức người dạy đi trước học viên khoảng 5 tiết học! sau đó tăng dần lên từng "chương", 1 giáo trình môn học, 2, 3 môn học . . . . . .
Thật lòng vừa ái ngại lẫn trong sự hãnh diện khi ngày nay được vài đồng nghiệp trẻ "khen" (nịnh!!):
- Thầy là một cuốn tự điển sống của ngành Điện!
Thế nên hôm nay vẫn phải "tự học"!!!!

Sunday, May 17, 2015

Sòng phằng

Kết quả hình ảnh cho sòng phẳng


Tôi có hai người thân cũng thuộc dân "kỹ thuật", tạm gọi một người là H. và một người là K.
H. thường nhận đồ gia công cơ khí cho K., và K. trả công cho H. thật "sòng phẳng"; chưa lần nào thấy họ phiền hà về vấn đề "tiền bạc".
Vừa rồi H. làm cho K. một chi tiết quan trọng trong dây chuyền sản xuất tấm nhựa, tiền công áng chừng 5 triệu, K. hỏi H.:
- Anh lấy bao nhiêu tiền?
H. khoát tay:
- Thôi lần này miễn phí!
K. chần chừ rồi đếm 2 triệu đưa cho H.:
- Thôi anh cầm tạm vậy!
H. từ chối quyết liệt:
- Làm nhiều cho "ông" rồi, lần này coi như "khuyến mãi"!
Vừa nói H. bước đi vội . . . . . 
Về nhà K. cứ suy nghĩ mãi . . . . . sáng hôm sau K. gọi điện cho H. mời uống cà phê.
Lúc chuẩn bị chia tay rời khỏi quán, K. đưa 1 triệu cho H.:
- Thôi anh làm ơn nhận giùm cho tôi đỡ áy náy!
H. mỉm cười:
- Hôm qua "ông" đưa tôi 2 triệu tôi không lấy vậy "ông" nghĩ sao hôm nay "ông" đưa tôi 1 triệu thì tôi sẽ lấy! Thôi nói thế chứ tôi nhất định không lấy tiền lần này . . . .lần sau tôi sẽ lấy "sòng phẳng"!

Saturday, May 9, 2015

Việc làm và làm việc

Kết quả hình ảnh cho trung cấp và tiến sĩ

Một sinh viên của trường chưa tốt nghiệp (còn đang học Đại Học tại chức, và nợ một đống "môn") nhưng có được hợp đồng lao động làm việc bên Campuchia nên tạm "bỏ học" qua đó làm, lúc nộp hồ sơ chỉ có bằng Trung cấp ngành Điện. Khi qua bên đó được phân công giám sát công trình, mỗi ngày làm việc không quá 2 tiếng đồng hồ tính luôn cả thời gian đi từ nơi ở (khách sạn) đến chỗ làm việc, lương tháng trung bình gần 2000 đô Mỹ, đặc biệt những công nhân người Campuchia gọi anh này là "Sir" với vẻ mặt rất tôn trọng!
Tôi có vài đứa bạn trước ở Việt Nam có bằng Kỹ sư, Thạc sỹ . . . .khi qua định cư bên Mỹ thì đứa phải đi học lại bằng Đại học ở bên đó, đứa thì chuyển nghề thành "công nhân" . . . . .
Có người lo lắng Việt Nam đào tạo theo hình tháp ngược cách nay gần 40 năm và như điều nay đã xảy ra. Không phải thời nay mới có câu :"Thừa Thầy thiếu Thợ", mà đây cũng là câu tục ngữ từ thời xa xưa, nó như đã ăn sâu vào tiềm thức!! Nói theo sự tiêu cực là bản năng "lười làm nhưng hay nói" (hay như câu: "Mồm miệng đỡ tay chân").
Tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày mà trong đó các "tài xế" đa phần luôn có đầy đủ bằng cấp!
Bệnh nhân vẫn chết oan do những sai lầm của các bác sỹ có bằng hẳn hoi!
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực có khuynh hướng sụt giảm cũng vì nước ta có quá nhiều "bằng cấp"!
Như đang có "cuộc chiến" giữa "bằng cấp" và "không bằng cấp":
Bằng cấp sẽ tạo ra việc làm,
Không bằng cấp sẽ làm việc đó!

Thursday, May 7, 2015

Học suốt đời

Kết quả hình ảnh cho học suốt đời

Người dạy học nói với học viên:
- Bạn phải học suốt đời vì trên đời này mọi chuyện đều phải thay đổi!
Học viên hỏi lại:
- Xin hỏi thầy lúc này thầy còn học "thêm" ở đâu không?
Người dạy trả lời:
- Không, tôi chỉ tự học mà thôi!
Học viên hỏi tiếp:
- Sao thầy không dạy cách em "tự học"?
Người dạy trả lời:
- Đó cũng là "bí quyết" của mỗi người, thường không ai dạy được cái này một cách chính xác cho một ai, chỉ tự người học tự biết mình mà tự đặt ra cách học cho họ mà thôi. Tôi chỉ có thể "bày ra" nguyên tắc chính là muốn học "giỏi" thì phải "tự học", nếu chưa biết mình ra sao thì cứ chịu khó đến đây và học suốt đời!
Tôi còn nhớ có một Thầy Hiệu phó (nay đã về hưu) đã từng "khoe":
- Số tôi lúc nào cũng phải học, gần về hưu mà "ở trên" lại cử mình đi học ở nước ngoài nữa chứ!!!!

Monday, May 4, 2015

Mouchoir

Kết quả hình ảnh cho khăn tay

Đang chạy xe ngoài đường dưới trời nắng chang chang bỗng nhiên bạn tôi hỏi:
- Trời sắp mưa hả?
Tôi ngồi phía sau nhìn lên trời chói lóa:
- Có mưa gì đâu!
Chợt tôi nhìn qua vai bạn tôi đang cầm lái trước mặt phía bên phải do một cô gái đang chạy chiếc xe tay ga liên tục nhổ nước bọt mỗi khi cô ta quay đầu sang trái . . . . . bây giờ bạn tôi cũng vừa phát hiện ra "thủ phạm", đành lách qua trái để tránh "mưa"!
Kết quả hình ảnh cho khăn tayNhớ khoảng cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, "dân" Sài Gòn bắt đầu sử dụng khăn giấy, nhưng một thứ mà trước đó hầu như ít ai quên mang theo là khăn "mu soa" (mouchoir) (còn hay gọi là khăn tay) . . . .thuở đó đã từng có những chuyện tình bắt đầu từ những chiếc khăn "mu soa" này; cho nhau, để quên, làm rơi (vô tình hay cố ý!) . . . . . .(đương nhiên ngày nay người ta khó thể quen nhau vì cuộn khăn giấy!)
Vậy đấy liệu thời nay sẽ có một chuyện tình nào bắt đầu từ những cơn "mưa" kiểu như cô gái chạy xe tay ga kia không!!!??
Viết thêm: nếu ngày nay ra đường mà không có mang theo khăn tay hoặc khăn giấy thì tuyệt đối đừng làm ra "mưa" để cho mọi người khỏi buồn lòng!

Saturday, May 2, 2015

Khôn, dại

Kết quả hình ảnh cho người khôn kẻ dại
Lại thêm một thằng bạn định cư bên Mỹ, chỉ kịp hỏi nó sao "phải" ra đi khi tuổi đời gần sáu mươi:
- Không còn khả năng kiếm tiền tại Việt Nam nữa nên tao phải đi.
Tôi hỏi tiếp:
- Ở đây mày sửa đồ điện tử "tự do" tưởng cũng "bươn trải" được chứ?
Bạn tôi trả lời:
Kết quả hình ảnh cho người khôn kẻ dại- Chính vì làm "tự do" nên tao lo đến già sẽ không có tiền "hưu", bây giờ làm được đồng nào thì "xào" hết đồng đó! Mày thấy đó như thằng H. ở đây sống nhờ vợ, không làm được việc gì vậy mà qua đó chừng nửa năm là có việc làm, có nhà , có xe hơi . . . .nói chung là đủ thứ . . . . 
Hỏi để cho biết "thông tin" thôi chứ tôi nào dám đưa ra "quan điểm" để "tranh luận" về việc đi hay ở với người nay hay người kia! Cũng không biết nên vui hay buồn nhưng cũng chúc nó luôn đạt được những "mơ ước" trong tương lai.
Kết quả hình ảnh cho người khôn kẻ dạiNgười ta cũng đã tranh luận câu: Thà làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại (câu tục ngữ cũ), giờ lại có người nói: Thà làm đầy tớ thằng ngu hơn làm thầy thằng dại.
- Người xưa thì nghĩ đơn giản khi làm đầy tớ thằng khôn thì mình học được nhiều điều từ nó, còn làm thầy mấy thằng dại thì như nói mãi mà nó không bao giờ hiểu!
- Ngày nay thực tế hơn khi làm đầy tớ thằng ngu thì mình dễ dàng "lừa" được nó và cơ bản mình là thằng khôn, trong khi làm thầy thằng dại thì cứ phải dạy nó hoài thì chắc sau này mình có ngày cũng dại như nó!
Liệu bạn tôi sẽ làm "đầy tớ" cho ai!!!?
Lúc ba tôi còn sống, khi anh tôi thi trượt vào ngành y, ba tôi an ủi:
- Bác sỹ cũng chỉ là đầy tớ cho mấy thằng nhà giàu!! (hình như ai cũng phải làm đầy tớ cho ai đó!)