Thursday, October 29, 2015

Tính và toán

Kết quả hình ảnh cho bài toán 5X3

Ông "Bố" nói với con:
- Bố cho con hai chục tờ năm đô (la) . . . .hay con thích năm tờ hai chục đô (la) hơn!
- . . . . . . . . . .
Đứa con sẽ trả lời như thế nào tùy vào "hoàn cảnh" thực tế của nó vào lúc đó! bản chất giá trị của đồng tiền qua hai cách là như nhau. Tuy nhiên 20 tờ thì nhiều hơn 5 tờ là đương nhiên!
Khi học toán (số) -toán học, "người ta" sẽ học các tính chất số học với các loại phép tính, như với phép tính nhân: tính giao hoán, kết hợp, đồng nhất thức khi nhân và tính phân phối. Đương nhiên sẽ không ai "bàn" về "đơn vị" nào cụ thể.
Ngược lại khi có một bài toán về "đơn vị" cụ thể như sau:
- Hỏi mỗi kho chứa có năm mươi chiếc xe, vậy 3 kho chứa có tất cả bao nhiêu chiếc?
Với câu hỏi "cụ thể" này ta không thể "tam sao thất bản" bằng phát biểu sau:
- Có ba chiếc xe trong mỗi kho, vậy với năm mươi kho chứa thì có tất cả bao nhiêu chiếc xe?!!!!
Kết quả hình ảnh cho bài toán 4X8Năm ngoái cộng đồng mạng người Việt Nam cũng xôn xao về bài toán nhân "không có đơn vị". . . . . .nay bên Mỹ cộng đồng mạng người Mỹ cũng xôn xao với bài toán nhân 5X3!
Thế mới thấy "tư tưởng lớn gặp nhau", lần này Việt Nam đi trước một năm . . . . . . .
Thực ra thì bài toán không khó, nhưng bản chất cái khó ra do chính con người làm cho "khó"và con người thích "phản biện" và "tranh luận" . . . . .để cuối cùng "họ" sẽ minh chứng được "một cái gì đó" mà họ "thích"!!!! . . . . .

Wednesday, October 21, 2015

Làm Cha

Kết quả hình ảnh cho làm cha mẹ

Là "Cha" trong nhà thờ thì phải trải qua một "quá trình" học tập, tu luyện "rất kỳ công", ta sẽ không "bàn" ở đây.
Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu người "Cha" tự nhiên được "xã hội" công nhận là "Cha"!!
Thật đơn giản khi một người "Nam" và một người "Nữ" có với nhau một đứa con thì nghiễm nhiên người "Nam" được "phong" là "Cha" ( đương nhiên người "Nữ" được "phong" là mẹ ).
Theo dần sự phát triển của đứa bé, quyền của người "Cha" ngày càng to hơn . . . . . . . 
Có muôn "kiểu" người Cha khác nhau qua các tính cách: Có Cha thì đàng hoàng, Cha thì hiền, Cha thì dữ, cọc cằn, có Cha là người lương thiện, ngược lại thì bất lương, có Cha là người tốt, đương nhiên có Cha là người xấu . . . . . . . .dù gì thì vẫn được gọi chung là người "Cha"!
Một ông "Bố" (Cha) nói với con:
- Tao làm gì thì kệ tao, nhưng mày là con thì phải nghe lời tao không cần suy nghĩ gì!
Ông bố khác thì hét toáng lên:
- Tao đánh "chết mẹ" mày bây giờ! đứng đó mà dám cãi tao hả!
Kết quả hình ảnh cho làm cha mẹMột ông bố tỏ ra ăn năn trước con trẻ:
- Bố làm tất cả là vì con, trong xã hội bố có thể là người xấu, nhưng với con bố luôn là người bố tốt!
. . . . . . . . . .
Có một điều chắn chắn là tất cả những người "Bố" không bao giờ từng nhận tấm bằng làm "Cha" (Bố)!


Friday, October 9, 2015

Nhiệt tình


Kết quả hình ảnh cho bí mật của một trí nhớ siêu phàm pdf 
Nhân đọc cuốn sách: "Bí mật của một trí nhớ siêu phàm" thì chợt nhớ một Thầy giáo trẻ mới ra trường, Thầy này nổi tiếng dạy "cháy giáo án"; nghĩa là luôn dạy quá giờ; trung bình trên nửa tiếng, do vì là "Thầy trẻ", nhiệt tình . . . . .thật đáng khen ngợi. Tuy nhiên không phải tất cả Sinh viên đều "thích", có khi "số đông" trong lớp tỏ vẻ "lo ra"! với đồng nghiệp thì cũng thế, số đông tỏ thái độ "ganh tị", số ít thì đồng tình và biểu dương!  Một hôm nọi người ngạc nhiên thấy Thầy này ra khỏi lớp sớm 15 phút! Một người tò mò hỏi Thầy này:
- Hôm nay Thầy có việc nên về sớm một chút phải không!
Thầy này trả lời:
- Tôi quên nên dạy lộn lớp, hôm nay tôi không có tiết dạy nào cả!      



Thursday, October 1, 2015

Hội nhập

Kết quả hình ảnh cho hội nhập nhân văn xã hội

- Giữa người được gọi là người đạo đức và người đạo đức "giả", thực tế "xã hội hiện nay" (!) cũng không phân biệt "họ" lắm! như thể có chữ "đạo đức" trong đó là được rồi.
- Giữa văn bằng "thật" và văn bằng "giả" thì "xã hội hiện nay" cũng không tỏ vẻ phân biệt làm gì!
- Cô gái lấy một chồng hay lấy nhiều chồng thì cũng không ảnh hưởng đến "hòa bình thế giới"!
-  . . . . . . . . . . . .
Nhưng người mà "không có đạo đức" thì chắc chắn sẽ bị xã hội lên án ngay! (Đồ vô đạo đức!)
Người "không có bằng cấp" thì sẽ bị xã hội đánh giá thấp! ( Không "đủ" khả năng (!) lấy bằng).
Cô gái mà không lấy chồng thì bị xã hội chê bai! (Gái già!) 
.  . . . . . . . . . .
Có lẽ tất cả là do tính "nhân văn" được hình thành qua bài thơ "Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:
Kết quả hình ảnh cho hội nhập nhân văn xã hộiTrên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?
- Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần

Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Trên dòng Hương Giang...
(8-1938)
"Xã hội ngày nay" luôn tôn vinh người "thành công trong cuộc sống", giang tay đón nhận những người "sai lầm, lạc lối" trở về với cuộc sống "đời thường" nhưng nhất định phải "hội nhập" với những "quy tắc" trên!!