Sunday, August 31, 2014

Nợ phải trả


"Có thể" người ta đã "nợ nhau" như từ "kiếp nào"!?
Anh ta là bạn của anh tôi, ngẫu nhiên tôi lại đi dạy chung với anh cùng Trường lại cùng Khoa, trong tất cả những sinh hoạt có "đóng phí" thì anh luôn tự nhận "trách nhiệm" và đóng luôn khoản của tôi (anh tự cho đó là nghĩa vụ (!?)), mọi việc chấm dứt khi anh định cư tại nước Úc.
Tôi hầu như có "bổn phận" phải "chăm lo" cho "một số người" và tôi nghĩ "hình như" mình sẽ không nhận lại của những "người này" cái gì cả!
Có người có lẽ tôi chỉ gặp một lần duy nhất trong đời, hoặc là tôi sẽ phải làm một việc gì đó cho người đó, hay một người khác sẽ làm giúp cho tôi ngược lại!
Một số người cũng chia sẻ với tôi điều tương tự xảy ra với họ, có người bảo đó là "hiện tượng": "của đồng lần", cách "gọi" này để tránh không muốn nói từ "kiếp trước, kiếp sau", hoặc luật "nhân quả".
Đó cũng chỉ là cách gọi của mỗi người, nhưng tôi biết chắc "tự nhiên" tôi đã "mắc nợ" của một số người và lại một số người khác đang "mắc nợ" tôi, vấn đề quan trọng là: nợ thì phải trả!!!!

Saturday, August 30, 2014

Người ra đi


Tâm trạng người ở lại "đa phần" là "buồn" hơn người ra đi (tâm lý); 
- Người ở lại "mất đi" một người "thân thương", "đối thủ" (cạnh tranh), . . . một "đối tượng để "châm chọc" . . .  .
- Người ra đi có nhiều "cơ hội" làm lại "từ đầu" . . . . 
Đương nhiên không "bàn"(so sánh) về những người ra đi "vĩnh viễn" .
Người ở lại thường hay dõi theo những "diễn biến" tiếp theo của người ra đi:
- Nếu là người thân thương mà sau đó thăng tiến thì vui lây, nếu thất bại thì tỏ vẻ "oán trách". . . .
- Nếu là người "không ưa" mà sau đó thành công thì "tức tối", nếu người đó thất bại thì có vẻ rất hoan hỷ. . .
Vẫn có những người không tán thành cách "suy diễn" này, họ kiên quyết không cho phép "thành kiến" với bất kỳ một ai, đối với họ không có người "xấu", mà chỉ có người "gây hành vi xấu" nên đối với họ, người ra đi luôn là một "hoài niệm" đẹp!
Tôi chia tay đã nhiều người rồi, nhưng trong tôi chỉ có một "hoài niệm"(!) và "vô số" nỗi buồn vui lẫn lộn.Tôi thường "tôn trọng" người đối diện và những người sống "quanh tôi", tôi "cám ơn" người ra đi làm tôi vui vẻ, nhờ họ đã xóa trong tôi một ký ức buồn!

Wednesday, August 27, 2014

Một chút Hội An!


Chiều muộn trên Phố cổ Hội An,
Nằm bên sông, khu Phố Phai phô (Faifo)
Nhớ lời Thầy "làng" trường Tiểu học;
Kể rằng: là thương cảng sầm uất.
Bốn thế kỷ năm tháng qua đi.
Nhớ Nguyễn Hoàng ra công phát triển,
Nhớ thời khởi nghĩa của Tây Sơn.
Chúa Trịnh đánh chiếm tỉnh Quảng nam,
Hội An đã bị phá tan hoang,
Hình bóng Phù tang không còn nữa.
Trở thành "nhân chứng" của lịch sử,
Đèn lồng chợt sáng bên sông Hoài,
Lung linh huyền ảo buổi hoàng hôn.
Tưởng đã thân quen tự bao đời!
Bin rịn chân bước lòng còn vương,
Hẹn ngày gặp lại chắc không xa!

Tuesday, August 26, 2014

Tiêu chí



Vậy một "Ông" Trưởng phòng tổ chức của cơ quan "nhà nước" khi "phỏng vấn" ứng viên để tuyển "viên chức" thì sẽ lấy "tiêu chí" của "Ông ta" hay "tiêu chí" nào!!???
Hôm trước có "bàn" về một "Giám đốc" của công ty "tư nhân", thì nhận ra "tiêu chí" của "Ông" này chắc chắn là phải có lợi cho chính công ty do "Ông ta" mở ra và tất cả cho chính "cá nhân" ông ta!
Thế sự "khác biệt" giữa hai ông Giám đốc này???
Không thể "võ đoán" được:
- Cái "lợi" của "ông Giám đốc" tư nhân là "hai trong một"; vừa lợi cho Công ty đương nhiên sẽ lợi cho chính cá nhân ông ta.
- "Thường" cái lợi cho ông "xếp" của cơ quan "nhà nước" là "đầu tiên"!, còn người được tuyển dụng thì "chưa biết" chắc chắn có làm lợi cho công ty đó không!? Sau thời gian nếu "người đó" bị "phản ánh" quá thì lại có thêm cơ hội "tuyển người mới", lại "lợi" nữa . . . . . .
Có hai ông Trưởng và Phó một cơ quan "nhà nước" thi nhau tuyển người nhà của các vị vào làm trong cơ quan đó, Ông Trưởng thì chỉ tuyển "con cháu" của ông ta với điều kiện là "càng ngu càng tốt", vì theo ý ông ta "chúng nó" càng phải nghe lời!
Ông Phó thì ngược lại, tuyển toàn "con cháu" của ông ta nhưng "bằng cấp đầy người", vì bản thân ông ta "sử dụng bằng mua", nên cảm thấy phải có nhiều "tham mưu"!
Sau một thời gian "phe ông Trưởng" yếu thế, dẫn đến ông này phải "mất ghế", tuy nhiên chính đứa cháu của ông Phó tố ông này xài bằng mua, và cũng mất ghế nốt!
Thế mới thấy "kinh thế thị trường"!!!!!

Monday, August 25, 2014

Thái độ



Phần trả lời các câu hỏi sẽ xác định được kết quả cuối cùng ai là Hoa Hậu chính thức!
Thi thực hành lái xe 4 bánh, các thao tác cẩn thận, thuần thục đã chứng tỏ "thái độ" chuẩn của người lái xe!
Tôi có làm giám khảo vài lần các kỳ thi học sinh giỏi nghề, phải nói là đá banh làm sao thì thi học sinh giỏi nghề cũng gần như vậy, "bên trong" các học sinh "kèn cựa" dùng mọi "chiêu" do thầy "chỉ đạo" trước đó, "bên ngoài" các thầy dùng "chiến thuật" ngoại giao "vòng ngoài" với các giám khảo để mang lợi thế cho "gà" nhà! Kết quả hạng nhất học sinh giỏi nghề là "công sức" của biết bao người, tôi còn được biết có trường đã sa thái giáo viên hướng dẫn vì không mang được thành tích nào cho nhà trường! y như sa thải huấn luyện viên đội banh thua vậy!
Thái độ và thao tác là những kết quả được "rèn luyện" từ "đạo đức" tạo ra "nhân cách" của con người, nếu trong các kỳ thi mà không thể hiện được "tính chất" này thì kết qua ta nhận được là những rô bô (người máy), nội dung thi tuyển công chức thì chỉ kiểm tra kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành, Anh văn, tin học . . . ., không có thang điểm nào để đánh giá thái độ ứng xử của người công chức trong tương lai! Vừa qua có "Ông" tiến sỹ đã từng huấn luyện học sinh đi thi quốc tế, nhưng với đề thi tuyển viên chức thì bị trượt, giống như chương trình "ai thông minh hơn học sinh lớp 5".
Các công ty tư nhân khi tuyển nhân viên thì thường chính "giám đốc" trực tiếp "phỏng vấn" ứng viên và đương nhiên chính vị "giám đốc" này quyết định sẽ tuyển ai! Vì ít ra ông ta qua phỏng vấn cũng "nhận" ra ứng viên có những "tư chất" nào sẽ tương thích với "vị trí" mà ông ta cần!
"Lấy Visa" một số nước cũng phải qua một kỳ thi "phỏng vấn" mà "đáp án" do tiêu chí của nước đó đưa ra; cách nay 10 năm một người bạn tôi là Bác sỹ, xin Visa qua Mỹ "chơi", thế mà qua "phỏng vấn" ông này bị đưa vô diện "vĩnh viễn không được vô nước Mỹ"! Trong đợt đó có một bà bán cá thì lại được cấp Visa đi Mỹ ngay sau vài câu hỏi và trả lời của bà này!

Saturday, August 23, 2014

Sáo rỗng


Nếu thuê một người viết "hồi ký" cho mình để đọc "chơi" thì không khó, nhưng trở thành một "hồi ký" dạng "bét xeo lơ" (best seller) thì "không tưởng". . . . .
Trường Đại học mà thuê người "cố vấn" để ra được một tờ báo khoa học quốc tế, nhưng sau đó nó lại "quốc tế" với một "chủ thể" khác thì thật cũng là "thường tình"!
- Cuộc đời của một người "bình thường", không có "chuyện" gì "lớn để đời", sống "tàng tàng" mà bắt người ta viết "hồi ký" cho mình thật "hoành tráng", thì nó thành "hồi ký" của người khác mất rồi!
- Xem trong tờ báo khoa học có bài báo nào đăng "công trình" khoa học của nhà trường đó không!!??
Có trường nào "bảo đảm" học xong thì trở thành "người tài" hết không!!??
Người ta chỉ có thể "tư vấn" hay "cố vấn" cho một ai đó, còn "thực tài" thì chỉ do chính "bản thân" đương sự có "làm nổi không"!
Trước khi nhập tiệc của một đám cưới tổ chức tại nhà hàng, chỉ có những câu nói của chính người thân của cô dâu, chú rể là "có giá trị" (cho dù rất "quê mùa" , "mộc mạc" . . . đôi khi còn "gây cười"), còn là câu nói của "ông MC" chuyên nghiệp thì . .  . .chỉ "sáo rỗng".
Vẫn là "biến tướng" của bệnh "thành tích" và "duy ý chí", "phô trương" và "sáo rỗng";
- Học không "dô" (vô) mà phụ huynh cứ ép con em phải học cho ra "kỹ sư", "tiến sỹ" . . . .thế mà sau này "chúng" cũng trở thành "tiến sỹ" với ngày nay là "thường tình" . . . . 
- Đường đường là Hiệu trưởng, Nhà giáo ưu tú mà đi "thuê" một vị Giáo sư tiến sỹ khoa học làm "cố vấn" sao cho nhà trường "mau phát triển" . . . . .trong khi "nội lực" của nhà trường "có gì không"!!??
- Những sinh viên sau khi tốt nghiệp và lãnh bằng, không xin được việc làm thì có trách "nhà trường" không!? báo chí nêu việc kỹ sư, thạc sỹ không xin được việc làm, thì chỉ rõ "thực tài" của những người này có "vấn đề"! Có ai cầm trên tay "tấm bằng" mà dám "đổ thừa" trường dạy dở, hay tự nhận đó là "bằng dỏm"!?
Khi cầm trên tay "tấm bằng" thì mọi người hầu như "bay bổng", "lâng lâng", "y như thật" vậy; có một Thầy trẻ lúc còn đang học dạng "chống trượt" thì phân trần:
- Em học để "đối phó" đấy mà!
Sau khi nhận bằng Thạc sỹ xong thì "trở mặt" rất nhanh:
- Tri thức khoa học ngày nay phát triển cao lắm, các tri thức cũ nay "không ai xài" nữa!

Friday, August 22, 2014

Hiệu quả


Hai cháu gái vừa tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế ngành Quản trị kinh doanh, đi làm một vài nơi thì "không vừa ý" nên đành làm rửa bát tại nhà hàng năm sao, do nhờ có quen một bạn trai là cháu của một thành viên trong Ban quản lý của nhà hàng khách sạn đó, thêm nữa cậu này cũng là người đang rửa bát tại đây.
Nhưng "mang tiếng" rửa bát chứ thật ra công việc "hiện đại" hơn nhiều, đó là những cái máy rửa bát (đĩa, ly, tách . . . .) tự động . . . .nên cần có một trình độ "Đại học" . . . . vì phải "tư duy" sắp xếp những đồ muốn rửa vào trong các khay một cách "gọn gàng" và có "hiệu quả" cao nhất (sau đó còn lấy ra cũng phải để có "trật tự" lớp lang . . . .), thêm nữa phải biết tiếng "Anh" để chọn các chế độ hợp lý để vận hành máy cho "hiệu suất" tối ưu!!!!
Tuy nhiên khi về nhà thì "mấy đứa này" chẳng bao giờ động đến việc rửa bát của nhà, bố mẹ chúng quở trách thì viện cớ nhà không có máy rửa bát! nên không "quen rửa" và đe dọa nếu "ép" rửa thì có thể sẽ làm bể bát dĩa . . . . .
Tôi ghé nhà chơi thấy vậy nên bảo với đứa em họ là:
- Học ngành Quản trị kinh doanh mà sử dụng được máy rửa bát tự động là hay lắm rồi, muốn chúng rửa bát "thủ công" thì phải cho chúng học ngành công nghệ, mà tốt nhất nên học chuyên ngành Điện công nghiệp như "tôi" đây này!!!!
Đứa em họ than:
- Không lẽ bây giờ bắt tụi nó học văn bằng hai Đại học!?
Tôi gợi ý:
- Học làm gì, lo mà kiếm thằng rể ngành Điện đấy.
Đứa em họ lại nhờ:
- Chắc cũng phải nhờ anh "giới thiệu" dùm!!!

Tuesday, August 19, 2014

Hình SIN


- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Tiên học lễ hậu học văn.
- . . . . . . 
Là những câu thuở nhỏ bắt đầu đi học được Thầy, Cô vừa bắt học sinh "rèn" chữ viết vừa giải nghĩa "cách thức" lẽ sống "đạo đức" . . . . .cứ thế, cứ thế . . . hết câu này thì tới câu khác từ những câu tục ngữ, ca dao và cả những câu danh ngôn của các danh nhân . . . . .
Thật sự những người "tài giỏi" thì hầu như "họ" không "dại gì" làm "việc xấu", chỉ có những người "không tài giỏi" mới tìm cách "luồn lách", "len lỏi" . . . .để được "giấy" công nhận là người "tài giỏi", nhưng họ không biết "quy luật": những "bí mật" trước sau rồi cũng bị "bật mí" (!).
Không "duy tâm", nhưng qua "chiêm nghiệm" . . . .lại có một quy luật mà ngày nay người ta hay gọi là "đại hạn", theo "tử vi đẩu số" thì có chu kỳ hình SIN(*) là 10 năm . . . .  nếu ai đó làm điều "bất chính" thì "tuổi đời" của nó thường tối đa cũng chỉ 10 năm, ngược lại với những người "chịu thương, chịu khó" thì "cùng" lắm sau 10 năm thì mọi việc sẽ "hanh thông"; 
Xưa có Ông Lê Lợi, sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thì toàn thắng và lên làm Vua!
Những vụ án Năm Cam, Minh Phụng, Phạm Huy Phước . . . chấm dứt cuộc sống "huy hoàng" của những người này thường không quá 10 năm!
* Trong cái vui thì vẫn có những nỗi buồn, ngược lại trong nỗi buồn lại nhen nhúm vài niềm vui.
Thể trạng con người hoặc khỏe mạnh hoặc mệt mỏi.
Tiền trong túi lúc đầy lúc vơi.
. . . .  . . . .
Có người còn lo lắng hỏi:
- Thế sau khi "thành công" rồi thì sẽ là "thất bại" sắp tới phải không!!??
Trả lời:
- Nếu là thật tài thì có thể xem đồ thị của giá vàng lúc đang tăng, nếu do "tiêu cực" thì xem đồ thị giá vàng lúc đang xuống!
Đang tăng
Đang giảm

Tri ân


Một thầy giáo trong Khoa tôi cách nay ít lâu đang đi xe ngoài đường, "đột nhiên" một sợi cáp điện (cáp viễn thông) rơi ngay trước mặt máng ngay vô cổ làm thầy này té ngay xuống đất, một chiếc xe buýt trờ tới và lách ra kịp . . . . .khi thầy này kể lại thì mọi người trong Khoa ban đầu hơi kinh ngạc xen lẫn hồi hộp . . . .nhưng liền sau đó mọi người đều xem "đó" như chuyện đùa (vui!).
Mới đây một phụ nữ bị cây đổ và đè trúng người gây tử vong thật "đau đớn" vô cùng . . . . . .đang sống đó mà chỉ trong "tích tắc" đã trở thành người "thiên cổ", để lại bao luyến tiếc cho những người thân . . . . .
 . . . . . lại chuyện một đứa bé 5 tuổi té từ tầng 15 rơi xuống đất và tử vong khi không có người nhà trông giữ!!!
Cuộc sống "rất đáng quý" nhưng "đôi khi" tưởng quá mong manh như để "thử lòng" con người với nhau . . . .
Đa phần những người phạm tôi "giết người" khi ra tòa thì "luôn" là những ăn năn "muộn màng", "xin lỗi" để làm được gì nữa!!!
Từng người "vĩnh viễn ra đi", ít nhiều đều để lại cho chúng ta những "bài học" . . . . .chúng ta sẽ luôn "thầm" cám ơn và tưởng nhớ "họ" (cho dù "họ" bất luận là ai) . . . .để trước mắt ta mọi chuyện xảy ra như chỉ là những chuyện "đùa" mà thôi!