Saturday, March 28, 2015

Chai rượu

Photo of remiamercias 
Vui, buồn uống rượu là thường!
Vợ, con không uống cũng ngồi góp vui.
Rượu ngon không có bạn hiền,
May nhờ chai rượu làm bạn liền bên!
Chai rượu nó đẹp làm sao,
Vợ không biết uống cũng bảo rượu ngon.
Ngà ngà men rượu say nồng,
Nhớ là chai rượu do con đem về!
Hạnh phúc sao bằng lúc này,
May nhờ chai rượu, người thân bên mình!

Saturday, March 21, 2015

Chính sách thăm hỏi

Kết quả hình ảnh cho tết thầy

Tết Nguyên Đán đã qua được hơn 3 tuần, ngẫu nhiên có một số ý kiến "trái chiều" về "cách" thăm hỏi nhau trong những ngày đầu năm; xưa nay có câu:
"Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy".
Nhân vật là "thầy" ngày nay được hiểu rất rộng; "thầy" theo nghĩa "truyền thống" (thầy chỉ là thầy), thầy của "chiến lược" ( vừa là thầy vừa là "sếp"), thầy dùi, thầy cúng . . . . . .
Vấn đề mọi người đang bàn là một "chính sách" thăm hỏi cho những người đã về hưu vào những ngày Tết, mà do những người chưa về hưu "đặt ra", ý thứ nhất:
- Chỉ đi thăm hỏi (ủy lạo) những người đã từng làm công tác quản lý (bất chấp thâm niên), được lý giải: vì số người làm công tác quản lý luôn ít hơn số lượng công nhân viên.
Ý thứ hai:
- Chỉ đi thăm những người có số năm công tác tại "cơ quan" nhiều năm (có thể từ trên 20 năm-số năm này có thể điều chỉnh(!)), được lý giải: "cảm thấy" có "tình" hơn (thật ra nếu thống kê "kỹ" thì số lượng có khi không nhiều hơn) trong đó có "tình" nhất là không phân biệt "sếp" hay "lính" (chỉ cần đủ "điều kiện")
Kết quả hình ảnh cho tết sếpNgười quản lý "lớn nhất" sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng bất chấp ai (lính) có ý kiến gì, nếu "người đó" rơi vô trường hợp có số năm công tác tại cơ quan này không nhiều (do mới chuyển về) thì phương án 1 là lựa chọn đúng nhất!

Thursday, March 19, 2015

Sinh nhật cho người mất


Kết quả hình ảnh cho thiên đàng và địa ngục"Mừng" sinh nhật cho người đã mất,
"Quà" đem tặng chỉ là nỗi nhớ.
Không nhang đèn, không đồ cúng lễ,
Hoài niệm khôn nguôi bấy lâu nay.

Nếu còn sống đúng là năm mươi!
Sinh nhật cuối cùng cách chín năm,
Âm dương riêng biệt liệu có hay.
Giờ hồn an vị ở nơi nao!

Vài lần mơ thấy người đã mất,
Vẫn như còn "sống" tự thuở xưa.
Người hay rủ tôi đi đây đó,
Giật mình tỉnh giấc tàn cơn mơ.

"Ngàn thu vĩnh biệt" làm sao gặp!
Chỉ có cảm tính của "tri kỷ",
Tưởng nhớ hình ảnh quen thuộc đó.
"Mừng" sinh nhật cho người đã mất!

Saturday, March 14, 2015

Từ ngữ



Giảng viên hỏi sinh viên:
Kết quả hình ảnh cho từ ngữ
- Ai giải thích được chữ "phụ" trong "phụ tải" của mạng điện?
Một sinh viên mạnh dạn trả lời:
- Thưa thầy đó là những tải "phụ thuộc" của mạng điện đó!
Giảng viên hỏi tiếp:
- Còn ai có thêm ý khác?
- . . . . . . . .
Không thấy có sinh viên nào giơ tay, giảng viên phân tích:
- Đây là từ Hán Việt, do phát xuất từ tiếng Trung Quốc mà nhược điểm chính là từ Trung Quốc có nhiều nghĩa khác nhau do bản chất nó khác nhau (do nét chữ) nhưng đọc qua âm Việt lại giống nhau còn gọi là đồng âm. Ở đây chữ "phụ" có nghĩa là "mang", không phải "phụ" là "giúp" trong "phụ việc", hay "phụ" có nghĩa là"cha", hoặc "phụ" có nghĩa là "vợ" . . . .
 . . . . . . . .
Đó là câu chuyện "nhỏ" trong một lớp học và có một người (giảng viên) giải thích cụ thể . . . . tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật, qua giao tiếp với đủ mọi "thành phần" trong xã hội cùng biết bao người với các "vùng, miền" khác nhau dẫn đến có nhiều người hay "bắt lỗi" người này, người kia vì không chịu sử dụng "đúng" từ mà họ quen dùng . . . . .mà kết quả là "nổ" ra những cuộc "tranh luận" gay gắt chỉ vì các "từ" mà thôi!
Kết quả hình ảnh cho từ ngữ. . . . . . . .
Một công nhân điện vô cửa hàng điện hỏi mua:
- Bán cho tôi cái "tắc-te" (stacte).
- Cái gì? - chủ cửa hàng điện hỏi lại.
- Tắc te, cái "tắc-te" đó!
- Không biết, không có rồi!
Người công nhân điện cố giải thích:
- Cái . .cái tròn tròn, nho nhỏ, dùng để mồi đèn huỳnh quang đó!
Người chủ cửa hàng mừng rỡ:
- À, con mồi, à không . . . con "chuột" phải không! loại đèn nào: sáu tấc hay mét hai?
- Mét hai.
. . . . . . .
Một người bắt đầu kể chuyện:
- Có hai vợ chồng kia . . . . 
Mới nói tới đây thì đã có một người ngồi nghe "bắt lỗi" liền:
- Nghĩa là có hai cặp vợ chồng phải không?
Người kể chuyện giải thích:
- Không phải, chỉ có một cặp thôi!
Một người khác sốt ruột:
- Thôi để người ta kể chuyện đi!!!

Saturday, March 7, 2015

Năng lực


Kết quả hình ảnh cho cho và nhận 
Hạnh phúc sao, khi nhận được "quà" của bất kỳ một ai! Vì số "qùa" nhận được quá ít ỏi (!) . . . . .xem ra "hạnh phúc" cũng không được là bao!
Chỉ có một cách để tăng số "hạnh phúc" một cách chủ động, thì chính ta phải tạo ra thôi: suy từ "bụng ta ra bụng người", người nhận được "quà" luôn hạnh phúc nên ta sẽ làm người đi tặng "quà" và sau đó ta tự "chia sẻ" hạnh phúc từ người nhận (hưởng sái!)
Muốn làm được điều này thì ta lại phải tạo ra khả năng tặng "quà" . . . . .
Suy cho cùng người nào không tặng "quà" cho ai thì là do "hoàn cảnh" của người đó; đa phần họ không có khả năng!
Vậy ta hãy luôn tạo ra khả năng tặng "quà" nếu có thể . . . .ít nhất ta sẽ nhận được "hạnh phúc" ngay sau đó!
Nay lại có vài vần thơ:
Kết quả hình ảnh cho cho và nhận

"Thương người như thể thương thân,
Nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là"
"Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ" 

"Quà" này tôi tặng cho người,
Gởi bao trìu mến, hạnh phúc bên trong.
Niềm vui người nhận có một,
Hạnh phúc biết bao, mười phần người cho!

Friday, March 6, 2015

Người tốt

Kết quả hình ảnh cho người tốt
Ở "đâu đó" có người bảo rằng: "chỉ có người tốt mới thấy tội lỗi, nếu ai cảm thấy tội lỗi thì đó là dấu hiệu tốt vậy!", song cuộc sống chẳng bao giờ "đơn giản" thế! Người "tội lỗi" vì mới "phạm tội" chưa kịp nhận lỗi do "chậm chạp" liền bị người khác "phê bình" tức khắc, người ta dùng những từ và cử chỉ rất "phẫn nộ" kèm thêm vẻ khinh miệt thật "thậm tệ"! Bây giờ người "tội lỗi" chính thức mang tội thật; vì với cử chỉ và lời lẽ đó nên đành phải dùng "lực" để giải quyết "vấn đề". . . . .
Thói quen của nhiều người (?) khi thấy một người phạm lỗi thì thật "quyết liệt" vạch tội của người đó sao cho người kia hết đường chối cãi (chưa kịp nói gì - giống trong kịch!), trong khi "họ" không biết với thái độ và cử chỉ đó dẫn "họ" mắc một tội mới: cư xử "thiếu văn hóa"- nhưng chính họ không thấy!
Nay có mấy dòng thơ sau:

Kết quả hình ảnh cho người tốtNgười tốt
Tôi xin làm người tốt trọn đời!
Bởi vậy trong tôi đầy tội lỗi,
Giúp được người này, thiếu người kia.
Yêu chỉ một người, bỏ muôn người.

Tiền làm ra, thèm không tiêu hết,
Dằn gởi tiết kiệm chẳng ai hay!
Có người cần tiền cho vay gấp,
Người khác đến sau giận trách móc.

Đồ đạc trong nhà sắm dư nửa,
Có người hỏi mượn lâu không trả.
Người khác muốn dùng đành thoái thác,
Lộ rõ tội lỗi của người tốt!