Monday, September 30, 2013

Đánh đổi


Trước ngày tôi từ giã nhà cha mẹ vợ (năm 1991), tôi tổ chức một tiệc nhỏ tại nhà hàng gần đó, lúc nhập tiệc mọi người rất vui vẻ, chúc mừng tôi có nhà riêng ( diện tích 21 mét vuông, hẻm 2 mét ), nhưng gần tàn tiệc thì không khí buổi tiệc có vẻ "lắng xuống", mọi người nhận ra sau này chắc sự gặp mặt cũng sẽ thưa dần . . . riêng Ba vợ tôi nhân lúc này đã có đôi điều với tôi:
"Ba chúc mừng tụi con, cho dù đó là một căn nhà nhỏ, nhưng căn nhà đó là của riêng chúng con, do chính công sức tụi con tích lũy mà có được, mọi người tuy sẽ hơi buồn khi vắng mặt tụi con, nhưng rõ ràng từ nay tụi con sẽ có "độc lập và tự do", nên Ba cũng chúc mừng cho tụi con về điều này . . . "
Thật vậy để đổi lấy "độc lập và tự do" cho một "tiểu gia đình", ngoài công sức và vật chất bỏ ra, chúng tôi phải chấp nhận những tình cảm "chia xa", cũng nhớ lần tôi dọn ra khỏi nhà mẹ tôi, thì lúc dọn nhà mẹ tôi đã lánh mặt không dám nhìn . . . 
Tuy nhiên khi Ba vợ tôi nói tụi tôi sẽ có "độc lập và tự do", thì đó cũng là lời "hơi" trách móc mà tôi cũng phải "chấp nhận", như thể cũng là sự đánh đổi "cuối cùng"! . . . 
Sau 22 năm, với sự "riêng tư" thì căn nhà tôi như "nổ tung", với diện tích này không còn đủ sức chứa, chúng tôi tiếp tục "tha" và "chắt chiu" những đồ vật mà chúng tôi có được . . . .cho đến nay ở trong căn nhà gấp 4 lần (80 mét vuông) mà như cũng sắp hết chỗ để đồ rồi!! . . . 
Tơi thầm cám ơn lời trách "nhẹ" của Ba vợ và sự vắng mặt của mẹ tôi khi tôi dọn đi, âu cũng là sự "đánh đổi" . . . .

Sunday, September 29, 2013

Lô - gíc


(Trích trong Ablog by Sư Giới Tịnh) Một lựa chọn trong tình huống . . . .
● Đang lái xe trong một đêm gió bão, bạn đi ngang qua một trạm xe buýt và thấy có ba người đang ngồi đợi xe:
1. Một bà lão rất yếu ớt, dường như sắp chết
2. Một người bạn cũ đã từng cứu sống bạn
3. Người trong mộng của bạn - người mà bạn từng mơ ước về một "Happy Ending"
Vì chỉ có thể chở duy nhất một người, bạn sẽ chọn ai ?
Hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi bạn đọc tiếp…
● Hoàn cảnh khó xử này đã được dùng trong một cuộc phỏng vấn xin việc làm để xem những người dự tuyển xử lý ra sao.
Bạn có thể chọn bà lão, bởi vì bà ta sắp chết, do đó bạn nên cứu trước hết.
Hoặc bạn có thể chọn người bạn cũ bởi vì anh ta đã từng cứu sống bạn và đây là cơ hội thích hợp nhất để đáp trả lại tình nghĩa năm xưa.
Tuy nhiên, có thể là bạn sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội gặp lại “ người trong mộng” của mình.
● Ứng cử viên được chọn trong số 200 người dự tuyển đã không khó khăn gì để đưa ra câu trả lời của mình.Tôi rất thích câu trả lời đó?
ANH TA ĐÃ NÓI GÌ ?
Anh ta đơn giản trả lời rằng: “ Tôi sẽ đưa chìa khoá xe hơi của mình cho người bạn cũ để anh ta đưa bà lão vào bệnh viên. Còn tôi sẽ ngồi lại cùng đợi xe buýt với người phụ nữ của cuộc đời tôi!”
● Vậy đấy, chúng ta cứ ngồi nghĩ đi nghĩ lại đắn đo xem nên chọn ai đây trong khi chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn nếu chúng ta biết cho đi và phá vỡ những giới hạn nhỏ bé tự đặt ra.
● Đừng bao giờ quên rằng: “Hãy suy nghĩ một cách bao quát hơn”

Saturday, September 28, 2013

Giáo dục nên bắt đầu từ . . .


Xã hội đang quan tâm rất nhiều về nền Giáo dục của nước nhà, đa phần mọi người đề nghị phải thay đổi từ người Thầy, số ít thì nói phải đổi mới về Quản lý từ cấp trên . . . . thử nghĩ:
  • Dàn nhạc hay, phải có người nhạc trưởng hay điều khiển.
  • Đội bóng hay, thì phải có huấn luyện viên giỏi.
  • Trong chiến tranh, thì phải có một viên tướng tài.
  •  . . . . . .
Người điều hành "lúng túng" khi xã hội lên tiếng nhiều, kèm theo nhiều góp ý, bởi chính người điều hành lúc này rõ ràng "không đủ năng lực" để đưa ra một quyết đoán hợp lý . . . 
"Thông hành" của người Thầy là những bằng cấp, quyết định tuyển dụng . . . nhưng "chất lượng" người Thầy thì chỉ do Học viên "đánh giá", hoặc cao hơn là "xã hội", không thể "đánh giá" "lại" người Thầy bằng những "chứng từ"(trừ các đơn "thưa, kiện") mà gần đây Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phát biểu:  “Tuy nhiên, tiêu cực có ngay từ trong các phòng máy lạnh chứ không phải chỉ là tiêu cực ở ngoài đường”  . . . 
Người Quản lý giỏi thì "không chắc" là một người Thầy giỏi, thế sao người Quản lý phải "quan tâm" đánh giá người Thầy, trong khi người Quản lý đã làm tròn vai trò của "nhà Quản lý" chưa! Nhà Quản lý không phải là "trọng tài", mà cũng không phải là nhà "phê bình" . . . 
Vậy muốn "đổi mới" thì phải đổi mới "tư duy" từ nhà Quản lý, điều này đã là "chân lý".
Xin tham khảo thêm: http://www.bentre.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=894:nha-trng-than-thin-va-gii-phap-i-mi-qun-ly-giao-dc&catid=69:i-mi-phng-phap-d
Thư giãn với chuyện cười sau:
Giáo dục nên bắt đầu từ...
Nhà trường tiểu học nọ mời phụ huynh học sinh tới dự. Thầy giáo chủ nhiệm giới thiệu với những người đến dự cuộc họp về kinh nghiệm giáo dục học sinh:
- Giáo dục trẻ em, đầu tiên cần bắt đầu từ đây...
Ông ta chỉ, chỉ vào đầu mình.
Một phụ huynh đứng dậy, nói:
Tôi giáo dục cậu con trai của tôi, ban đầu cũng bắt đầu từ cái đầu của nó, ai ngờ mới một gậy mà đã lăn ra ngất luôn. Thực tiễn chứng minh, vẫn là nên bắt đầu từ mông của con là tốt hơn.



Wednesday, September 25, 2013

Một nửa


Đã có ai trên đời này tự nhận mình là người hoàn hảo, là người thông minh, là người khỏe mạnh không bao giờ tật bệnh . . . .hoặc là người văn minh chẳng hạn!
Giáo sư Chu Hảo có nghị luận: Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa.
Đương nhiên tôi chỉ mượn câu nói của Giáo sư để "suy diễn" những cái khác, kể cả vật chất hay tinh thần, như:
  • Một nửa số tám ( 8 ) theo chiều dọc sẽ là chữ E và số 3, theo chiều ngang thành hai số 0, và là hai số 4.
  • Tình cảm người mẹ chia đôi cho hai đứa con, vẫn là tình cảm.
  • Lòng hận thù cho cùng hai kẻ thù đều như nhau, vẫn còn hận thù.
  • Mạn phép Giáo sư: một nửa sự thật là điều chưa biết. (không biết "thường" không có tội)
  •  . . . . 
Lại nữa, xin phép Giáo sư: một nửa văn minh thì là người bình thường!
Tôi còn nhớ năm đó cơ quan tôi mới có mạng internet cho mọi người dùng (năm 2001), chất lượng đường truyền thời đó rất kém, có một vị Tiến sĩ (lớn tuổi), soạn một bức thư điện tử (email) cho người thân ở nước ngoài, nhưng nội dung quá dài, mà ông ta lại soạn thẳng trên trang web, viết gần xong thì "rớt" mạng, phải hôm sau mới có mạng trở lại, vị này vô đăng nhập lại trang web đó và thấy chỉ còn là "một màu trắng tinh", vị ta la làng: "Ơ, bức thư mình viết hôm qua, nay ai xóa của mình rồi", rồi càu nhau suốt cả buổi (không biết nên không có tội), trong khi mọi người chẳng ai "dám" giải thích, đúng là người bình thường cả!
Một lần nữa tôi xin được đánh giá cao Giáo sư Chu Hảo trong bài viết "Văn hóa kẻ chợ" được Hoàng Hạnh thực hiện, theo nguồn "Đất Việt".

Monday, September 23, 2013

Gởi . . .


Một bản nhạc cho hôm nay (tưởng nhớ người anh cả)


Người chân chính


(Trích từ A blog by Sư Gưới Tịnh)
Mới nghe qua sao mà khó thế? Thời buổi này có thắp đuốc giữa ban ngày cũng không dễ gì kiếm cho ra được người chân chính, thế thì tại sao lại đưa chủ đề này ra để làm gì nhỉ? Rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi như vậy. Chân thật! Chính trực! Ôi, nghe sao mà xa xôi quá?! Cuộc sống bon chen chụp giật hằng ngày mấy khi ta bắt gặp được những từ ngữ đẹp đẽ này? Trẻ em bây giờ học đạo đức cũng có coi qua rồi quên bẵng đi mất, vì cha mẹ chúng còn phải giục đi học thêm Anh văn, vi tính, học đàn, học múa v.v… và v.v… Mấy ai đề cập đến những điều xa vời này. Thi thoảng thì mỗi khi trẻ phạm tội nói dối chẳng hạn thì bố mẹ thường la rầy một chút xíu rồi cho qua, nghiêm khắc lắm thì quất nhẹ một roi vào mông cho trẻ nhớ là từ nay không nên và không được nói dối nữa, thế là xong. Rất ít người giảng giải cho trẻ vì sao là cần phải nói thật, và sự chân thật đáng quý như thế nào. Thói quen này hình thành trong tư duy mỗi con người từ lúc trẻ, cho nên họ cho việc nói dối là chuyện thường ngày ở… huyện! Do vậy mà từ ngữ “Chân thật” dần dà mất đi chỗ đứng trong tâm hồn mỗi người.

Ngày ấy tôi mới lên năm,
Có lần tôi nói dối mẹ,
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn,
Ôm tôi hôn lên mái tóc…
- Con ơi, trước khi nhắm mắt,
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật!
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
- Con ơi, một người chân thật,
Khi vui muốn cười cứ cười
Khi buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét,
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Từ ấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ, tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật!
Những câu thơ của Phùng Quán viết cách đây hơn năm mươi năm nay đọc lại vẫn còn thấy thấm thía. Sự chân thật đã được người mẹ dạy cho con như thế. Vậy mà ngày nay chúng ta tự mình lãng quên đi điều tốt đẹp ấy trong rất nhiều góc cạnh của cuộc sống, từ xã hội, công sở, trường học rồi đến gia đình, mấy ai còn giữ được tính chân thật đẹp đẽ như vốn nó đã có. Mà nếu không giữ được chân thật thì làm sao trở thành người chính trực được?!
Ngay chính người viết bài này cũng đâm ra xấu hổ, vì có được làm người chân chính đâu?! Nói thì dễ quá, nhưng thực hành là một chuyện khác, giữ cho mình được sự chân chính thật khó biết bao?! Song chẳng lẽ vì lý do đó mà chúng ta lại lãng quên sao? Hãy nhìn lại mình, hãy tự vấn lương tâm mình đi! Làm người chân chính thật khó đấy, nhưng nếu bạn nhận ra được rằng, mình đang cố gắng nhưng chưa sống trọn vẹn ý nghĩa hai từ chân chính cao quý ấy được, thì ít ra bạn cũng là người chân chính rồi, vì bạn đã dũng cảm nhận ra những yếu kém của mình, thế cũng đã là chân chính!