Saturday, September 21, 2013

Người thụ hưởng


  • Một người kỹ thuật viên Điện giỏi, để hoàn tất công việc thì chủ yếu do "tư duy" tốt với "bộ đồ nghề" chất lượng cỡ "trung bình". . . 
  • Người diễn giả giỏi, được mọi người đồng tình do có những "nhận định" sắc bén chứ không phải do "dàn âm thanh" chất lượng cao . . . .
  • Giảng viên giảng hay, do sự trình bày "lôi cuốn" với "góc nhìn" phù hợp cho các đối tượng, không phải do "bài giảng" soạn sẵn" hay tài liệu giáo khoa . . .
  • Một đầu bếp nấu ngon, do có nhiều "bí quyết" và kinh nghiệm, không cần phải có những dụng cụ nấu "mắc tiền" . . . .
  •  . . . . 
Người xưa đã có câu: "cái áo không làm nên thầy tu", như để "răn" mọi người nên nhìn nhận "thực chất" của mọi vấn đề khi muốn "đi tìm" cái "chất lượng"!
Các lần dự "hội giảng" trong các phong trào thi đua của nhà trường, thì sự đánh giá giảng viên thiên về "diễn giảng", cụ thể người giảng viên trở thành "diễn viên" (nghệ sĩ) để nhập vai làm "người giảng viên"(kịch sĩ), thử tưởng tượng nếu ta thuê một diễn viên "nổi tiếng", cho học kịch bản là "giáo án" cùng với các tình huống "sư phạm" giả định và kịch tính (đúng nghề diễn viên), thì buổi giảng đó chắc sẽ đoạt giải cùng các giải phụ: đạo diễn, kịch bản, trang phục và đương nhiên là diễn viên! Trong khi sinh viên "đừng hòng" biết thêm kiến thức gì ngoài "kịch bản" này, sinh viên trở thành "vai phụ" và "quần chúng"!
May mà điều này chỉ xảy ra trong các buổi "hội giảng", "người giảng viên" tự "họ" chịu trách nhiệm trước sinh viên và xã hội từng trong mỗi buổi "đứng lớp"!
Để đánh giá một món ăn ngon, thì phải nghe chính người thưởng thức phát biểu.
Để đánh giá một nghệ sĩ nhân dân, thì phải do công chúng "xác nhận".
Tôi còn nhớ năm 1995, có nhiều người còn đem đến nhà tôi loại Ti-Vi "đèn" (đen trắng) nhờ sửa, tôi không nhận sửa và khuyên họ đi mua Ti-Vi màu đời mới, đa phần ngay lúc đó mọi người giận và trách tôi . . . nhưng ít lâu sau họ mới . . . thầm cám ơn tôi (may mà có vài người nói ra), vậy người "thợ" không những sửa chữa được, mà còn "tư vấn" cho khách hàng . . .
Do đó: "để đánh giá một cá nhân nào, thì phải từ đối tượng "thụ hưởng" của người đó đưa ra ý kiến".
Xin đọc mẩu chuyện sau:

Tại cuộc mít tinh trong khi đang phát biểu diễn giả nhận được một mảnh giấy từ khán giả ghi vỏn vẹn hai chữ: "Thằng ngốc".

Diễn giả vẫn bình thản tiếp tục:
- Kính thưa quý vị, tôi vẫn thường nhận được nhiều lá thư trong đó khán giả quên ký tên mình. Nhưng hôm nay mọi chuyện hoàn toàn ngược lại, tôi vừa nhận được một lá thư từ các vị trong đó tác giả chỉ ký tên mà không ghi thêm nội dung gì.

 

No comments:

Post a Comment