Sunday, September 8, 2013

Đám đông vi phạm


Có những "đám đông", mà trong đó đa số con người tại thời điểm này đã vi phạm các quy định được ban ra trước đó:
  • Tại một giao lộ, trên tuyến đường xe phải dừng vì đèn đỏ, nhưng người ta phát hiện tuyến đường đang được ưu tiên (đèn xanh), không có chiếc xe nào và thế là đa số mọi người trên tuyến này "bất chấp" đèn đỏ mà họ vẫn vượt qua.
  • Trong những Công Ty, nhà máy . . .cơ bản người công nhân chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ được giao là "đạt yêu cầu", nhưng "không dễ như vậy"! nhà quản lý còn "bắt" họ phải làm báo cáo, tờ trình . . .điền vào một số các biểu mẫu (do nhà quản lý nghĩ ra) . . . và dẫn đến có những công nhân rõ ràng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng không viết báo cáo, nộp các biểu mẫu  .  . . .nên bị nhà máy đánh giá là "chưa hoàn thành nhiệm vụ".
  •  . . . . 
Có phải người vượt "đèn đỏ" là sai?, công nhân không nộp báo cáo là sai?, . . . thế "nhà quản lý" đã có "lý" chưa?
Bất hợp lý khi mọi người trên tuyến đường này (rất đông), nhìn về con đường giao cắt kia không một bóng xe (mà nuối tiếc!), lý do "cài đặt thời gian" trên các đèn tín hiệu giao thông này khó bao giờ "đúng" (chỉ ước chừng). Muốn hợp lý thì phải cử một "Cảnh sát giao thông" tại mỗi ngả 3, 4 . .để điều tiết.
Ở trong các nhà máy cũng vậy, người lao động chỉ cần thực hiện công việc của mình (trừ trường hợp sản phẩm là văn bản như nhà báo, nhà soạn luật . . .) là xong, phần giám sát, đánh giá . . .là thuộc nhà quản lý.
Xin xem thêm bài viết tham khảo của Cấn Thị Phương -Nha Trang, Khánh Hòa trang web báo Tiền Phong qua đường dẫn:
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/chuyen-hom-nay/113023/Lam-lao-bao-cao-hay.html
trích đoạn cuối:
 . . . . .Tỉnh ra chỉ tiêu cho huyện, huyện giao chỉ tiêu cho xã, nên khi xã không thể thực hiện được phải báo cáo láo với huyện, huyện chẳng cần xem xét cứ lấy số liệu báo cáo của xã rồi tiếp tục báo cáo lên tỉnh, tỉnh lại báo cáo lên trung ương.
Không phải là không ai biết, nhưng thay vì lên án và tiêu diệt nó thì con người lại chọn giải pháp khác, chẳng mất lòng ai: “Thích nghi và chấp nhận!”.Lối suy nghĩ và hành động ấy không những làm xã hội đi xuống mà còn làm suy đồi đạo đức trong mỗi con người.

No comments:

Post a Comment