Wednesday, June 24, 2015

Đối tượng

Kết quả hình ảnh cho nộp giấy trắng

Bài thi kết thúc một môn học cho Sinh viên Đại học là 60 phút, còn 15 phút mới hết giờ làm bài thì có một Sinh viên lên nộp bài, là môn thi tự luận và Sinh viên nộp bài thi là một tờ giấy "trắng"! (ngoài thông tin của Sinh viên trên tờ giấy làm bài) . . . . vậy câu hỏi đặt ra là lỗi của ai!!??
-  Đầu tiên câu trả lời là: lỗi chắc chắn là cậu Sinh viên này rồi!; trong phòng thi chỉ có mỗi Sinh viên này không làm được bài, các Sinh viên khác còn đang "hý hoáy viết lia lịa" (đúng sai còn chưa rõ(!)).
- Tiếp theo là "nghi ngờ" Giảng viên dạy "khó hiểu" (trong "chuyên môn" thì quen nói là "dạy hơi cao" (!))
- Sau đó "đổ thừa" chung chung là do "đầu vào", rồi chương trình môn học . . . . . .
 . . . . . nhớ lại cũng khá lâu (gần 20 năm trước), trong một buổi xét tốt nghiệp cho học viên Trung cấp, Thầy Hiệu trưởng phát biểu:
-  . . . .để buổi làm việc được hiệu quả và chính xác, tôi đề nghị quý Thầy Cô chỉ việc căn cứ theo quy chế và cũng chỉ xét vớt theo "ba rem" theo tiêu chuẩn mà thôi, tôi đã nói trước sẽ không cứu xét một ai có điểm dưới chuẩn đó cho dù thiếu 0,1 hay 0,2 điểm. Nếu Thầy Cô "muốn" thì Thầy Cô hãy cho các em đủ điểm "đậu" trước đó chứ đừng để Hội đồng quyết định, điểm là do Thầy Cô cho, tôi không can dự, nếu có là do có "ai" khiếu kiện thì lúc đó tôi sẽ phải xem xét . .  . . . .(cho thấy "Quyền" của Giảng viên to lắm!)
Trở lại lỗi của ai khi Sinh viên nộp "giấy trắng", là "người lớn" hơn giữa Giảng viên và Sinh viên, thì "người lớn" nên nhận lỗi trước! ngày nay người ta cũng từng ví: Học viên là khách hàng đặc biệt (một số người thì không chấp nhận sự "ví von" này - sẽ bàn ở lần khác) . . . . .nhưng cũng "thật buồn cười" vì nếu chấp nhận Sinh viên là khách hàng thì "đa phần" là khách hàng này sẵn sàng bỏ tiền để "mua hàng" nhưng thường "không thích" lấy hàng (như Sinh viên nộp "giấy trằng"), do đó nhiệm vụ của người Giảng viên còn phải "khôn khéo", "dụ dỗ" (dạy dỗ), "nhắc khéo" sao cho "khách hàng đặc biệt" này nhớ "lấy hàng về" (kiến thức)!
Kết quả hình ảnh cho nộp giấy trắng- Nhiệm vụ (nghĩa vụ) của người học là "đóng tiền" và "lấy hàng"!
- Nhiệm vụ của Giảng viên là "gói hàng" và "bắt" người học phải "lấy hàng"! (không được "trả hàng" bằng tờ "giấy trắng").
Nhớ câu: Hàng mua rồi miễn đổi hoặc trả lại!

Saturday, June 20, 2015

Môi trường


Nhiều tuyến đường ở Sài Gòn ngập trong biển nước.
Trích từ báo Dân Trí

Ngày nay các thông tin về các vụ xô xát, các ứng xử "thiếu văn hóa" thì "xã hội" thường quy ngay trách nhiệm là do gia đình hoặc do giáo dục(!?) . . . .nhìn chung thì "có vẻ đúng", tuy nhiên có một "ngành "hot"" là ngành "môi trường" . .  .mà ít ai thấy hiệu quả của ngành này ra sao!
Nhớ cuối năm 2014 có một vụ án mạng ở miền Tây do tổ chức tiệc mở nhạc quá to . . . .nói về độ "ồn" thì ngay tại thành phố thì chắc khỏi phải bàn . . . cứ mỗi lúc phải ra công an Phường để thưa, có một phóng sự gần đây ở Đồng Nai cả khu phố đi thưa một nhà máy "gây ồn" nhưng khi "cán bộ" về đo kiểm thì báo là chỉ số đo "còn thấp" nên người dân phải "ráng chịu" . . .
Nói tiếp về ngành môi trường của "ta" thì "hiệu quả" chưa thấy có báo cáo nào cụ thể, tôi có thấy vài đề án khảo sát và cải tạo một dòng sông trong 1 năm (khoảng vài tỉ(!)), sau đó báo cáo là hoàn tất và tiếp đó sau vài tháng lại y như cũ!!
Mưa làm ngập đường, người tham gia giao thông "té" nước vào nhau, "mạnh được, yếu thua" người ta dễ dàng đổ lỗi cho "ông trời"(!). Hỏi "Ông môi trường" có quản lý "ống cống" không? (xây nhà trong thành phố hiện nay nhà nào cũng đưa ra cái ống xả nước ra ngoài đường nhưng đều được gọi là "ống chờ" . . . .và nó đã từng chờ 5 năm, 10 năm, 20 năm .  . . cũng chưa thấy ống cống chính ở đâu!
"Người ta" sống trong một môi trường "xanh sạch" thì con người trở nên "lịch sự"(!)
"Người ta" sống trong một "không gian ô nhiễm" thì chẳng trách con người dễ "cáu bẩn"(!)
Người hàng xóm tôi than:
- Cuối tuần tôi mở Karaoke có chút xíu mà trong xóm làm "khó dễ" tôi hoài, ông có ý kiến gì giúp tôi với?
Tôi góp ý:
- Thứ nhất ông nên quay 2 cái loa vào trong nhà ông, thứ hai ông gắn máy điều hòa nên kèm theo là gắn cửa kiếng, sẽ không còn ai rầy rà ông nữa đâu.
Qua Seagame 28, người ta "bàn tán" về các bảng "cảnh báo" công cộng xuất hiện ở Singapore, thật là có "nó" không phải thừa, vậy "môi trường" bản chất phải lấy "giáo dục" là nền tảng, bắt đầu từ những bảng báo công cộng, nhưng soạn thảo như thế nào thì đó mới là văn hóa!!

Wednesday, June 17, 2015

Nghề nghiệp


Kết quả hình ảnh cho nghề nghiệp 
Những năm của thập niên 80 Thế kỷ trước, nhà hàng xóm có đứa con trai muốn tôi tư vấn chọn nghề cho "cậu ta", vốn mình là "dân điện" nên động viên họ:
- Bác cho anh ta theo học nghề điện, chắc rất hợp.(!?)
Mẹ "cậu ta" trả lời
- Để bác về nhà "hội ý" xem sao!
Hôm sau bà ta nói:.
- Gia đình bác tính kỹ rồi, cho nó theo ngành cơ khí vì thấy nghề điện hay cháy nổ và còn bị điện giật nữa!
(Thực tế thời điểm đó thiết bị đều "lạc hậu" và quá cũ nhưng chưa được thay thế, việc cháy nổ và thiếu an toàn trong ngành điện là đáng báo động!)
 . . . 3 năm sau "cậu ta" tốt nghiệp với bằng nghề điện tử(!?).
 . . . .1 năm sau nữa "cậu ta" làm "phục vụ" tại một quán phở!
Ngẫu nhiên sáng hôm đó đi ăn phở đúng vào quán phở của "cậu ta" đang làm, gặp lại sau mấy năm (vì tôi đã chuyển sang nhà ở Quận khác), tôi hỏi thăm:
- Công việc ổn không?
- Dạ thưa chú, tạm được ạ, nhờ có thêm hai nghề cơ khí và điện tử nên làm "phục vụ" bán phở rất thuận lợi . . . . 
Tôi ngạc nhiên:
- Thuận lợi thế nào?
"Cậu ta" giải thích:
- Cháu có thể sửa máng xối, sửa ống nước cho chủ quán rồi còn điều chỉnh "dàn âm thanh" và chiếu video cho thực khách nữa, thêm nữa ngoài "bưng bê" cháu còn tranh thủ rửa tô nên lương tạm ổn ạ!
Tôi định hỏi tiếp, thì "cậu ta" nhanh nhẩu
- Hiện cháu đang học tiếng Anh, vì lúc này có khá nhiều người nước ngoài vào quán ăn phở, tương lai lắm chú ơi!!! . . . .


Sunday, June 14, 2015

Thực dụng


Kết quả hình ảnh cho thực dụng 
Khi bàn về sự hiệu quả thì "người ta" đánh đồng là sự thực dụng, mà nghe từ thực dụng thì lại có vẻ "cực đoan"!
Xem các cầu thủ đá banh, người này thì khen cầu thủ này người nọ lại khen cầu thủ kia . . . .nhưng các cầu thủ được khen thì đa phần lại không có duyên làm bàn . . . .người ta cũng chê cầu thủ này cầu thủ nọ đá xấu, không "điệu nghệ", nhưng họ lại biết cách làm bàn!! và tất yếu họ sẽ bị mang tiếng là cầu thủ đá banh "thực dụng" (chứ người ta tránh gọi là đá banh "hiệu quả"!).
Một đồng nghiệp trẻ vừa giỏi toán vừa phụ trách dạy các môn chuyên ngành (Điện) . . . nhưng khi tâm sự thì Thầy này nói:
- Tôi vẫn thích trồng cây và chăn nuôi . . . .
Một đồng nghiệp khác góp ý:
- Sao Thầy không dạy kèm toán cho các học sinh thi Đại học, nó là sở trường của Thầy mà!
Thầy này trả lời
- "Ông" nói y như bà xã tôi, bả cũng khuyên tôi như vậy. Nhưng tôi vẫn thích chăn nuôi và trồng trọt!
Kết quả hình ảnh cho thực dụngCó người khều nhẹ người hỏi ban nãy khi thấy người này định "phát biểu" tiếp:
- Thôi kệ "ông ta" đi, ông ta đúng là thích trồng cây và chăn nuôi lắm . . . nhưng ông mà đến nhà "ổng" thì chẳng có cái cây nào và chẳng có con vật "hữu ích" nào còn sống trong nhà, may ra chỉ có mấy con chuột cống và một bầy gián!!! Ông ta thuộc dạng: "giỏi toán nhưng dốt tính" ấy mà! Ông ta không phải người "thực dụng" đâu!!!!
. . . . .



Thursday, June 4, 2015

Thế giới bằng cấp

Kết quả hình ảnh cho thợ sửa tv việt nam

Rồi sẽ đến một ngày "người ta" sẽ quy định ai muốn sáng tác nhạc, viết văn, làm thơ . . . . . thì phải có bằng "sáng tác"! Ngược lại "không có bằng sáng tác" thì không được làm gì cả . . . .! . . .Rồi đến ngày nào đó thì đàn ông phải học làm cha, đàn bà phải học làm mẹ . . . sau khi được cấp "bằng" làm cha, làm mẹ thì từ đó mới có thể có con!
Nhà nọ mới mua cái TV "thông minh" (Smart TV), nhưng trong nhà không ai thông minh bằng cái TV nên phải nhờ ông thợ sửa TV đầu hẻm đến nhà nhờ chỉ dẫn sử dụng (cũng phải đến 3 buổi) sau đó mới tạm điều khiển được cái TV thông minh! tuy nhiên nghe nói ông thợ sửa TV đầu hẻm mới học hết lớp 7 và chẳng có bằng cấp gì hết!
Chợt nhớ quy định mới khi muốn mua đất ruộng thì phải có giấy xác nhận là "dân làm ruộng" (ở tỉnh Long An, còn không biết các tỉnh khác có áp dụng quy định này không?)
Lại nhớ năm 2005 được dự giờ cùng Ban Giám Hiệu một Giảng Viên trẻ, khi góp ý thì một Thầy Hiệu Phó thẳng thắn phê bình Thầy này:
Kết quả hình ảnh cho thầy và thợ- Tác phong và cử chỉ của Thầy rồi nó thành nếp sẽ không bao giờ sửa được, Thầy dạy có nhiệt tình đến nỗi tôi thấy Thầy dạy bằng cả con người của Thầy; đầu của Thầy lắc lư, thân của Thầy nghiêng qua nghiêng lại, tay chân của Thầy thì như múa may liên hồi . . . .
Sau lời góp ý này, Thầy trẻ tự xin chuyển công tác và "thề" không bao giờ làm nghề dạy học nữa!!!
Trong khi chứng chỉ Sư phạm Thầy này cũng có thừa.
Đến giờ cơm chiều tôi lại phát hiện ra thằng cháu ngoại mới 2 tuổi, nó chưa có "bằng ăn cơm" và mẹ nó phải đút cháo cho nó ăn.