Thursday, February 27, 2014

Sống và làm việc theo pháp luật


Mấu chốt nảy sinh tranh luận của con người là thiếu "người trọng tài", đi xa hơn nữa là tất cả "mọi việc" đều phải được "luật hóa" trong bộ luật, thử nói lại việc "có nên ăn thịt chó hay không" thì xem lại trong "bộ luật" có cấm điều này không!? lúc đó mọi người mới đúng nghĩa thực hiện triệt để câu: "sống và việc theo pháp luật", còn điều gì nếu luật không (chưa) nói đến thì "xin" mọi người "bớt tranh luận" (vì nếu có tranh luận thì cũng chẳng kiếm đâu ra trọng tài!).
Một thí dụ gần đây vẫn còn chưa được đồng thuận là việc thừa nhận hoa sen là quốc hoa của Việt Nam nhưng không có Luật để công nhận (đó là chia sẻ của Thứ Trưởng Bộ VH, TT&DL Hồ Anh Tuấn trong cuộc họp thường kỳ quý II, ngày 6/8/2013) và do chưa có luật nên quốc hoa đành âm thầm lặng lẽ để dân suy tôn! Bên cạnh đó là vẫn còn một số đề nghị chọn các loại hoa khác (tùy theo quan điểm của mỗi người!) . . . . 
Mọi người nên "bình tĩnh" chờ đến khi có một "bộ luật" mà đủ "tất tần tật" mọi điều . . .và sẽ không phải lo tranh luận "ai đúng ai sai"! . . . .



Wednesday, February 26, 2014

Ăn văn minh!


Người ta đang bàn cãi xem có nên ăn thịt chó hay không, đương nhiên có hai nhóm đối kháng, không có nhóm "ba phải"!, vấn đề tế nhị là:
- Không nên ăn thịt chó khi chính người "muốn ăn" lại là người chứng kiến cảnh "hành quyết" con chó, không gì "man rợ" hơn là phải chứng kiến từ đầu đến cuối; từ lúc con chó còn sống và bắt đầu bị "đập đầu" và . . . . . . .các dĩa được dọn lên "xơi"!
- Suy ra cho các thức ăn từ tất cả các loại động vật mà con người muốn ăn thì luôn phải có một khu "hành quyết" và phương thức giảm sự đau đớn cho con vật trước khi chết (chết nhanh chóng), hơn nữa là không phổ biến các cảnh này rộng rãi cho mọi người cùng xem, đó cũng là tiêu chí văn minh của con người ngày nay!
Có một bài viết có tựa: "Hỡi các tín đồ của thịt chó, cứ ăn thoải mái đi" của tác giả Phạm Quy, với nội dung phân tích tương đối lô-gíc (có thể tìm đọc trên các báo mạng).
Những lễ hội "đâm trâu", "giết bò" . . . .thì nên chấm dứt càng sớm càng tốt, nếu có quay phim thì đó là thể loại phim "kinh dị" hoặc "kinh tởm" . . . .
Là người văn minh thì có thể ăn tất cả các loại động vật, nhưng đừng phô trương sự "man rợ" trong cách ăn, ăn lặng lẽ (nhất là không ai biết) thì nào ai nói gì!!??

Saturday, February 22, 2014

Không ai hiểu là tốt!


Chân dung một nhà khoa học khi đạt thành tựu thì bước ra đường mà đang trần truồng, trong lúc một số người thấy vậy thì bảo là ông ấy bị điên! Đó là ông Archimedes (khoảng 287 - 212 trước công nguyên)
Một số tiến sĩ ngày nay khi lên giảng đường thì mặc áo "vest" và đeo "caravat" khi nhiệt độ phòng là 33 độ (chỉ có quạt trần chạy "vù vù") và giảng một "đề tài" mà khi nghe xong thì không ai hiểu nổi (ngày nay hay nói là: "biết chết liền"), nhưng bù lại là hơn nửa giảng đường "gật đầu" liên tục! (cao điểm miệng còn chảy ra một loại "dung dịch rất đặc trưng"). Khi hỏi sinh viên về sự tiếp thu thì được nghe trả lời:
- Thầy dạy cao lắm, ông học rất rộng, đề tài thầy nói là quá sức tiếp thu của tụi em! Chẳng bù mấy thầy kia giảng cái gì xong là ai cũng hiểu liền (nói thêm là: nếu không giảng thì không biết).
Tạm rút ra một kết luận từ sinh viên là:
  • Thầy nào dạy càng khó hiểu cho đến không cách nào hiểu nổi thì đó đích thực là thấy đó có "trình độ cao". Từ sinh viên đến cộng đồng đều trân trọng người thầy này.
  • Thầy nào mà "trình độ quá thấp" là người dạy xong cái gì là mọi người biết ngay thì thầy này mọi người kháo nhau là nên tránh học ông đó.
Thật vậy, cách nay khoảng 30 năm lúc tôi bắt đầu đi dạy và thường sinh viên hầu như không ai hiểu tôi dạy cái gì!? thế mà sau đó được mọi người đồn ầm lên là tôi là một thầy trẻ tài năng dạy rất cao, thật đáng khen!
Thế mà đến nay tôi dạy mãi đâm ra "lụt nghề", bây giờ mà dạy cái gì thì sinh viên biết liền thế mới chán! Bây giờ mà muốn trở về như "xưa" nào đâu được nữa, thật buồn ghê!

Friday, February 21, 2014

"Nắn gân"


Có một câu hỏi dành cho sinh viên khi bắt đầu môn học mà tôi hay hỏi là:
- Những ai trong lớp nghĩ mình sẽ giàu có trong tương lai thì hãy giơ tay lên!
Số sinh viên giơ tay có lần ở một lớp nọ cao lắm là 3 người (trên khoảng 70 người), trung bình là 1 hoặc 2 người, cá biệt một vài lớp sinh viên rụt rè nhìn nhau rồi tay này níu tay kia và không dám giơ tay, kết quả là không một ai cả!
Tôi phải động viên:
- Có thể đó là "ước mơ" thôi, thế mọi người không dám nghĩ tới sao!?
Thật vậy, một vài sinh viên bàn đầu tỏ vẻ e dè và chậm rãi lắc đầu "ngao ngán"!
. . . . . chỉ là một câu hỏi cho "niềm tin trong tương lai" cho mỗi người thì mới thấy tỉ lệ "tin tưởng vào bản thân" cho khả năng làm giàu là rất thấp. Thử "phỏng vấn" một vài sinh viên thì thường nhận được các câu trả lời sau:
- Em không dám nghĩ tới . . . tương lai . . xa quá!
- Em chỉ nghĩ sau này kiếm tiền "đủ ăn" thôi!
- Em chỉ lo chuyên tâm "học" bây giờ, còn tương lai thì "hên xui"!
- . . . . . .
Tôi có vài người bạn hiện đang "thành đạt", khi có dịp hỏi:
- Khi nào mới chịu "về hưu"?
Chúng nó nhao nhao:
- Còn khuya! còn sức thì còn làm . . . còn phải kiếm thêm nhiều nữa chứ! Nghỉ sớm "uổng" lắm.
Có lần tôi "tâm sự" cùng sinh viên:
- Chúng ta phải có niềm tin vào chính bản thân mình, đừng bao giờ "nhìn" vào túi tiền của người khác mà nghĩ đó là "phương tiện". Chính năng lực của chính mỗi người là hình ảnh trung thực của mình trong tương lai, quan trọng nhất là tôi nói cũng cho chính tôi!

Thursday, February 20, 2014

Xuân đi rồi!


Làm sao biết được lúc nào là hết "tết", riêng tôi thì biết chắc là tết đã hết từ tuần rồi! khi mà bao nhiêu chuyện "trời ơi đất hỡi" từ đâu "kéo tới" trong khi "mình" vẫn "nhâm nhi" hưởng xuân! "số là thế đấy", nhưng tất cả đều nằm trong tầm "kiểm soát", quy luật vẫn luôn là:
  • Có cái "nào" thì khổ vì cái "nấy"!
  • Càng có "nhiều" thì khổ càng nhiều!
  •  . . . . .
  •  . . nhưng khổ nhất là khi mà lại "chẳng có gì"!. . . thì mới là "khổ nhất"!
Cái hạnh phúc của người "vô sản" là bắt đầu xuất hiện "tài sản".
Cái khổ của người "hữu sản" là "tài sản" bắt đầu "đội nón ra đi".
Thật ra không có người "vô sản" mà chỉ có người có ít "tài sản" mà thôi, nói chung là mọi người đều "hữu sản" cả!
Tóm lại, nếu "hàng tết" còn trong nhà thì cả nhà "vẫn vui như tết"!
Mấy vần thơ muộn:

Xuân năm nay ra đi như trốn!
Không ai mời chẳng ai đưa đón,
Vẫn hững hờ vẫn muôn thuở nào.
Riêng tôi đây nào có trốn ai!
Mà xuân chẳng thèm đến với tôi.
Chờ xuân tôi đợi ngay đầu "hè"!

Thursday, February 13, 2014

Cầu chức


Trong công tác chuyên môn, do năng lực một cá nhân nào đó nổi trội và thường tự đứng ra "chỉ huy" nhóm người làm chung, thì hoặc do "bình bầu" hay "cất nhắc" tối thiểu sẽ là "tổ trưởng" của nhóm đó! Đó là điều "cơ bản" nhất, tuy nhiên sau đó là nảy sinh những tình huống sau:
  • Sự chênh lệch tuổi tác hoặc trình độ học vấn.
  • Thâm niên công tác chuyên môn khác nhau.
  •  . . .ngay cả diện mạo và tướng người lớn nhỏ khác nhau . . . giới tính giữa nam và nữ . . . .
Tạm gác lại sự lựa chọn "cân não" này, đối với công ty hoàn toàn do "tư nhân" đầu tư thì các vị trí "quản lý" đều do vị giám đốc tư nhân này đề bạt!, mọi người lại thắc mắc:
- Thế "ông này" dựa vào chuẩn nào!?
Trong những người leo trèo này, nay có khi là giám đốc công ty nhà nước
 Câu trả lời đơn giản là:
- Qua giám sát quá trình làm việc thực tế của người đó.
Mọi người dè bỉu:
- Ông rảnh quá há!
Trả lời:
- Tôi bỏ tiền thành lập công ty thì tôi phải làm như thế, ai được việc thì tôi dùng!
- . . . . . . (không còn ý kiến nào nữa)
Hội Đền Trần sắp mở, dự kiến cỏ khoảng 150 đến 160 ngàn người cho hai ngày 14 và 15, thế mới thấy "lòng tin" con người luôn muốn được thăng tiến mà chẳng cần biết phải trau dồi năng lực, kiến thức, đạo đức gì cả! Liệu các vua nhà Trần có "chứng giám" cho chừng đó người!!!???

Wednesday, February 12, 2014

Mai một


Một mai mai một* người quân tử,
Luân thường đạo lý dễ làm sao!
Công danh theo đường Lã bất Vi
Tâm không, khó qua khỏi đại hạn
Phúc bé, bất hạnh tới quanh năm,
Lên chùa mua chuộc bày quỷ sứ
Bịt mắt Phật, che luôn cả Thánh
Nghĩ chắc năm này hanh thông cả

Quân tử lạc lõng chốn quan trường,
Bơ vơ một cõi chẳng ai hay
Biết để làm gì tên gàn dở,
Sẽ không ai thèm thương tiếc nữa.
Sách thánh hiền xưa theo Doanh Chính,
Chữ đâu còn sót đến ngày nay
Lạ gì thế thái với nhân tình,
Một mai mai một người quân tử.

*Một mai: chữ môm, nghĩa là sau này. Trong đó Một là số một. Mai là ngày hôm sau.
Mai một: chữ hán, nghĩa là chôn vùi, mất đi, lãng quên. Trong đó: Mai: chôn vùi, che lấp. Một: chìm, mất, lặn, không.
Nhân đọc bài của Chu Mộng Long nói về cuốn "Từ điển tục ngữ Việt của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương, có viết: Thành ngữ, tục ngữ không dễ giải thích, mặc dù ta vẫn dùng (dùng đúng hoặc không ít trường hợp dùng tùy tiện, sai) trong nói năng, viết lách, chưa kể những khó khăn khi gặp nhiều thành ngữ, tục ngữ đã thành cổ ngữ, tử ngữ. Nhưng cách giải thích của tiến sĩ ngữ học Nguyễn Đức Dương (được các giáo sư, tiến sĩ tên tuổi ca ngợi, biểu dương mới lạ?) là không thể chấp nhận, đúng là “làm hỏng di sản tục ngữ”. . . .
. . . . .  Một ngôi sao một ao nước Mỗi một ngôi sao hiện ra trên bầu trời đêm hôm trước (là điềm ngày mai trời sẽ trút xuống mặt đất) một ao đầy nước mưa.
-Rất khó chấp nhận cách giải thích trên của Nguyễn Đức Dương. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, nếu đêm hôm trước bầu trời đầy sao là dấu hiệu ngày mai trời sẽ không một gợn mây, nắng chang chang. Đâu có chuyện ngược đời, đêm hôm trước càng nhiều sao, ngày mai càng mưa lớn ?
Vậy, câu tục ngữ của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương được hiểu như thế nào ? Nói như dân gian “đến trời cũng không thể hiểu nổi”. Bởi hình thức chính xác của câu tục ngữ là: Một sao, ao nước. Một sao nghĩa là không có ngôi sao nào. “Một” là từ Hán Việt có nghĩa như sau:
- “① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.③ Hết, như một thế 沒世 hết đời. ||④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi 沒字碑 ý nói trong lòng không có một chữ nào. ⑤ Mất tích, như mai một 埋沒 vùi mất, dẫn một 泯沒 tan mất, v.v.” (Hán Việt tự điển-Thiều Chửu).
- “Một 沒: Không, không có (một hữu 沒有)① Chìm, lặn: một nhập thủy trung 沒入水中 Chìm xuống dưới nước;…③ Ẩn, mất: (xuất một 出沒 ẩn hiện” (Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh, lược trích)
Nghĩa của từ “một” trong Hán văn là như vậy. Thế nhưng trong ngôn ngữ hàng ngày, hoặc câu kết hợp Hán + Nôm, người ta có dùng “một” với nghĩa là không có, ẩn giấu, chìm lấp, mất không ? Thưa là có:
- Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của : “Một 歿. Chết, mất: (…) “Làm tờ một hạ: làm giấy khai về sự bị ăn trộm, ăn cướp, cho làng làm chứng”.
- Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức : “Một 沒 mất (không dùng một mình) một tích, mai một. Một thú: mất thú: đi chơi không có bạn thật là một thú”.
Kết luận: từ “một” trong câu tục ngữ Một sao, ao nước được hiểu là vắng, không có, chìm mất, ẩn mất. Tục ngữ dùng “một” với ý là sao trời bị chìm lấp, bị che lấp đi bởi mây đen. Một sao, ao nước được hiểu: Nếu sao đêm bị mây đen che lấp hết thì ngày mai mưa to, ao chuôm đầy nước. (Dị bản nhìn sao để đoán thời tiết: Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa).
Như vậy, do người sưu tầm (hoặc chính do Nhà ngữ học) không hiểu tục ngữ “Một sao, ao nước” là gì nên tự ý chữa “một” (tính từ), thành “một” (số từ) và thêm ngôi cho “sao”: “Một ngôi sao, một ao nước”. Thế nhưng tục ngữ chẳng những không dễ hiểu mà trở nên bế tắc về cách hiểu. Cuối cùng soạn giả từ điển giải thích theo kiểu ngược đời, bất chấp thực tế khách quan . . . .