Saturday, May 31, 2014

Tình thiên thu


Thế gian xưa nay vô thường;
Vẫn biết vô thường mà vẫn đi tìm.
Biết tìm có được hay không!
Dù cho tìm được, có bền được chăng!

Tìm chi một nửa còn lại,
Người đến rồi đi, có ở mãi đâu.
Hoa nào không hương không sắc,
Bướm ong nào không mê mải đi tìm.

Tâm kia có vững mãi không!
Một đóa hoa vô thường chợt ẩn hiện.
Một kho tàng vừa tìm được,
Tuột khỏi tay, giữ mãi cũng không xong.

Biết vô thường, phải vô thường!
Thấy vô thường, ắt sẽ phải đổi thay.
Làm sao diệt được vô thường?
Để tình ta sống mãi với thiên thu!



Friday, May 30, 2014

Nghề "vô tư"


Người ta thống kê những đối tượng nào do danh xưng, hay .ngành nghề lao động mà xã hội "đấu tranh" để cho những đối tượng đó có "cái ngày" để tôn vinh (nghề y, nghề giáo . . . .), để quan tâm (cha, mẹ . . .thiếu nhi . . . .) . . . .thì y như rằng những "đối tượng" này thật "đáng tội"!
Như ngày mốt này (ngày 1 tháng 6 - Liên Xô cũ, Thụy Sỹ, Việt Nam, Trung Quốc . . . .) là ngày Quốc tế Thiếu nhi, mà nhận ra rằng cho dù xã hội phát triển, văn minh như thời này . . . thì nhìn lại đa phần "đối tượng" thiếu nhi này vẫn còn bị nhiều "áp lực" lẫn "áp bức"!!!! . . . . .
Biết làm sao được; vì quá thương con cháu nên nhiều phụ huynh hết mực cưng chiều "cục cưng" và hệ quả làm "hư" cả một thế hệ!
Ngược lại có nhà thì xem con cháu là dạng "công dân" hạng bét! bị hắt hủi và đôi khi còn xem như là một "nô lệ", hệ quả là một ấn tượng "đau thương" cho một tương lai "mù mịt' phía trước!
Chỉ có "nghề" làm người lớn là chưa có ấn định ngày nào, vì người lớn muốn làm gì mà chẳng được!


Thursday, May 29, 2014

Tấm lòng


"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
 Lại có người nói:
"Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
Rồi có người bắt phải viết là:
"Đường đi khó,* không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
(* phải có dấu phẩy)
Câu nói của Nguyễn Bá Học (1857 - 1921) là một nhà giáo và là một nhà văn, mà một số người ngày nay tranh luận sự "chính xác" câu chữ với các dạng trên . . . . . .
Thực chất là người ta "cố tình" bắt bẻ nhau về câu chữ là ở tấm lòng mỗi người, thường là "họ" chẳng ưa gì nhau, chỉ cần một cái "cớ" để "khích bác nhau" cho đã cái "tâm" (tà!).
Xưa nay "văn nói" và "văn viết" được tách bạch trong sử dụng, nhưng dần theo năm tháng "sử dụng", người ta ngầm cho phép "giao thoa" hai cách này:
Trong bài phát biểu (văn nói), một diễn giả nói:
- . . . . chỗ này tôi xin "mở ngoặc" là  . . . . .
Có một câu chuyện thế này:
Giờ văn cả lớp chăm chú lắng nghe bạn Hùng tập đọc diễn cảm. Bỗng nhiên cả lớp cười ồ lên, khi Hùng đọc tới câu: "Quân ta giật sập cầu, tiêu diệt hơn ba chục tên địch" Thầy giáo cũng mĩm cười rời bục giảng, bước đến xem trang sách của Hùng.Thì ra, trang sách ấy bị in mờ, bị thiếu mất một dấu phẩy và Hùng đọc ngắt lầm chỗ. Khiến cho câu văn trở thành: "Quân ta giật sập cầu tiêu, diệt hơn ba chục tên địch" (trích từ hoivadap.vn) - có người còn "dễ dãi" ủng hộ: "Đã ra trận tiêu diệt địch thì cho dù giật sập cầu tiêu cũng phải làm!".
Trong giao tiếp hằng ngày, lỡ có nói sai thì chưa phải là "nguy hiểm", mà "nguy hiểm" là chính ở tấm lòng có thể hiện sự "cởi mở" và sự "vị tha" không!?
Cho dù: "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", lời nói lỡ có sai thì "tấm lòng" xem như "lời nói gió bay" mà thôi!

Monday, May 26, 2014

Chuyện hàng xóm


Nhà nọ nhỏ ít người nên thường bị nhà kế bên đông người hay gây sự, rồi lại lấn đất, hàng xóm thấy nhà nhỏ nọ ít người nên "hơi muốn" giúp đỡ, tuy nhiên lại đưa ra điều kiện "này nọ"!
Thế là nhà nhỏ nọ đành "tự lực" chống đỡ, may mà đám con cháu của nhà lấn đất thì chia thành 2 nhóm, nhóm có ăn học thì quyết không tham gia, nhóm còn lại gồm "mấy đứa" lười học, ham chơi, thêm nữa lại có mấy "thằng" bị thiểu năng . . . . nên nghe lời người lớn sai đi "phá làng phá xóm" là giỏi đi ngay!
Phàm đã ngu lại lười học, ham chơi, nên lúc đầu thì hung hăng (tưởng là "vừa làm vừa chơi"), sau vài ngày thấy chẳng tích sự gì thì bản năng "lười" trỗi dậy . . . . . đâm chán lại hùa nhau nghĩ "trò khác", chẳng chịu nghe lời người lớn sai bảo nữa (bản chất đã là thằng lười, chuyên trốn học mà - nằm không cũng có người nuôi!) . . . . 
Chuyện kéo dài cũng phải vài năm, tái đi tái lại (vì có lúc "đám lười" có lúc lại thích đi "phá làng phá xóm"), phải mãi đến khi chủ nhà (nhà đông người - người chủ xướng) "lăn đùng" ra chết (không rõ vì sao mà chết), thì con trai trưởng (quyền huynh thế phụ) đích thân qua nhà kế bên "xin lỗi" và làm hòa (người vừa có học lại có văn hóa thì "quý hóa" biết bao!) . . . . 
Tạm thời thì thế, vì xem ra "ông trai trưởng" này cũng đang bị bệnh "hiểm nghèo", lỡ có mệnh hệ gì thì nguy lắm, nghe nói thằng em kế thì lại là thằng vừa thất học mà vô cùng "mất dậy" . .  . . 
Nhà nhỏ nọ tuy ít người nhưng biết bảo ban nhau: "tự lực tự cường" là chính, chẳng trông cậy mấy nhà hàng xóm "lắm điều" kia làm gì, may mà có nhà nào vô tư ủng hộ "vô điều kiện" thì là tốt - "xin cám ơn"! Còn không thì "đường ta cứ đi"! . . . . .

Saturday, May 24, 2014

Đừng thề!


Mưa đến chậm, cây đành khô chết,
Là sinh vật không óc, không tim.
Làm con người tức cảnh sinh buồn,
Hỏi cây kia có sầu lắm không?

Hai chậu mai, nay còn một cội!
Trời xanh già, giở thói ghen tương.
Mai vàng nở rộ mời ong bướm,
Mây mà tới, trời thời mất xanh.

Tri kỷ bao năm thì xa cách?
Xưa nay mấy ai tròn lời nguyền,
Tại trời, tại người hay tại ai?
Lời thề ai thốt dưới cội mai!

Vì lời này mà cây phải chết!
Giá đừng thề, trời đâu phải ghen,
Tri kỷ nhìn nhau là tri kỷ,
Mưa thuận gió hòa, có thế thôi!