Thursday, May 29, 2014

Tấm lòng


"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
 Lại có người nói:
"Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
Rồi có người bắt phải viết là:
"Đường đi khó,* không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".
(* phải có dấu phẩy)
Câu nói của Nguyễn Bá Học (1857 - 1921) là một nhà giáo và là một nhà văn, mà một số người ngày nay tranh luận sự "chính xác" câu chữ với các dạng trên . . . . . .
Thực chất là người ta "cố tình" bắt bẻ nhau về câu chữ là ở tấm lòng mỗi người, thường là "họ" chẳng ưa gì nhau, chỉ cần một cái "cớ" để "khích bác nhau" cho đã cái "tâm" (tà!).
Xưa nay "văn nói" và "văn viết" được tách bạch trong sử dụng, nhưng dần theo năm tháng "sử dụng", người ta ngầm cho phép "giao thoa" hai cách này:
Trong bài phát biểu (văn nói), một diễn giả nói:
- . . . . chỗ này tôi xin "mở ngoặc" là  . . . . .
Có một câu chuyện thế này:
Giờ văn cả lớp chăm chú lắng nghe bạn Hùng tập đọc diễn cảm. Bỗng nhiên cả lớp cười ồ lên, khi Hùng đọc tới câu: "Quân ta giật sập cầu, tiêu diệt hơn ba chục tên địch" Thầy giáo cũng mĩm cười rời bục giảng, bước đến xem trang sách của Hùng.Thì ra, trang sách ấy bị in mờ, bị thiếu mất một dấu phẩy và Hùng đọc ngắt lầm chỗ. Khiến cho câu văn trở thành: "Quân ta giật sập cầu tiêu, diệt hơn ba chục tên địch" (trích từ hoivadap.vn) - có người còn "dễ dãi" ủng hộ: "Đã ra trận tiêu diệt địch thì cho dù giật sập cầu tiêu cũng phải làm!".
Trong giao tiếp hằng ngày, lỡ có nói sai thì chưa phải là "nguy hiểm", mà "nguy hiểm" là chính ở tấm lòng có thể hiện sự "cởi mở" và sự "vị tha" không!?
Cho dù: "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", lời nói lỡ có sai thì "tấm lòng" xem như "lời nói gió bay" mà thôi!

No comments:

Post a Comment