Tuesday, December 15, 2015

Làm việc ở đâu?

Kết quả hình ảnh cho di lam va du hoc o nuoc ngoai

Lại câu hỏi là học xong ở nước ngoài thì nên về nước (cống hiến!) hay nên ở lại nước ngoài mà làm việc! Không khó để trả lời là: ở đâu thích hợp với năng lực (những gì mà đi học được) và nhu cầu của nơi đó thì ta nên làm ở đó! Đơn cử nghề làm móng tay, móng chân ( làm "nêu" ("neo") -nail ) nên đi làm ở nước ngoài ( nhất là nước Mỹ ) . . . . . . Giáo viên dạy văn, tiếng Việt thì nên đi dạy ở Việt Nam . . . . . . lỡ có bằng Kỹ sư điện ở nước ngoài thì . . . nên làm kỹ sư điện bên nước đó! . . . . . tuy nhiên có một sự thật là nếu "làm" Tiến sỹ bên Trung quốc thì tốt nhất là đi làm ở Việt Nam!
Trên đây cũng chỉ là "gợi ý", nếu có đảo lộn hay thay đổi tên các nước thì cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm với "vận mệnh" đất nước. Rõ ràng bao lâu nay những người Việt xa xứ đã tích cực đóng góp rất nhiều cho đất nước qua số lượng kiều hối tăng theo từng năm ( năm 2014 đạt 12 tỷ đô-la ).
Thực tế cho thấy có một số du học sinh đã tốt nghiệp ở nước ngoài, nhưng khi xin việc tại chính nước đó cũng không được, đành phải về nước tìm việc . . . . .
Dù ở bất kỳ đâu trên trái đất này, mọi người luôn nhớ về những người thân của họ . . . . . như thế đã quá là yêu nước rồi!

Sunday, December 6, 2015

Dạy ngược

Kết quả hình ảnh cho trông cháu

Còn những ai dạy hoặc "truyền bá" cho nhau lòng tự trọng, ý thức công cộng, sự văn minh . . . . . . .
Ngày nay "người ta" thích truyền nhau kinh nghiệm đối phó hoặc hạn chế những điều "xấu xa" sẽ xảy ra!
Người ta dạy rằng trước sau con cái cũng sẽ chăm bẳm tài sản của cha mẹ, nên cha mẹ đừng dại gì mà bán nhà rồi về ở với "chúng"!
Người ta dạy rằng đừng bao giờ trông cháu mà chỉ thăm cháu thôi!
Người ta dạy rằng không nên ở cùng với con cái mà chỉ ở gần chúng thôi!
. . . . . . . . . . . .
Người ta cũng chẳng còn khái niệm về niềm tin của nhau; làm sao mà tin được khi chính bản thân người đó cũng chẳng dám tin nổi chính mình(người đó)!
Tranh vẽ Có một người mẹ mang tên bà ngoại gây chú ýThuở xưa (hơn 40 năm trước) tôi phải bật cười khi xem một tập truyện tranh Luky Luke có một câu trong sách "dạy đánh bài" là: chỉ đánh bài khi biết chắc bộ bài đó đã được đánh dấu!!! ai cũng biết đó chỉ là viết đùa mà thôi, . . . . . . . . . .nhưng với ngày nay thì người ta dạy những điều đó thật.
Cũng thuở xa xưa lúc còn học trung học, "xóm nhà lá" có "chiêu" theo kế "Khổng Minh" là: khi Thầy giáo khảo bài đầu giờ thì phải mạnh dạn giơ tay đầu tiên (nhưng phải rủ thêm càng đông càng tốt) mặc dù không biết gì, thường Thầy sẽ gọi đứa nào "không dám giơ tay!"
Tranh vẽ Có một người mẹ mang tên bà ngoại gây chú ý
Xưa và nay thực ra không khác gì mấy, có khác chăng là ngày nay người ta "công khai" một cách bài bản và xem đó như một "giáo khoa thư"!

Friday, November 27, 2015

Dạy bảo

Kết quả hình ảnh cho vòng xoay

Kinh nghiệm khi đi xe gắn máy đến vòng xoay thì đầu tiên lúc bắt đầu vào vòng xoay thì nên kiếm chiếc xe 4 bánh nào đó; xe hơi, xe tải . . . . tốt nhất là xe buýt. Tìm cách núp sau đuôi xe này phía bên phải (như vậy xe này sẽ cản các xe "lao đến" từ phía trái, sau đó lại núp sau xe này khi chuẩn bị ra khỏi vòng xoay về phía tay trái (như vậy xe này lại sẽ cản các xe "lao đến" từ phía tay phải)!
Thế có tài liệu phổ biến nào dạy người ta xếp hàng một cách "đàng hoàng"! Ngược lại có ai dạy cách chen lấn một cách hiệu quả không!?
Buồn nhất lại chính là những người "thân, quen" quanh ta "bày" cho ta chen lấn, nhưng họ không bao giờ chỉ cách thức chen lấn ra sao! mà đã là chen lấn thì có nguyên tắc nào là chính thống để mà chỉ bảo!
Người cha đã từng "mua bằng" nên khi dạy con thì nói:
- Mày ráng mà học cho "đàng hoàng", mày mà học không ra gì thỉ chỉ có tao mới "lo" cho mày được! Thứ gì mà ngu thế (không biết mày giống ai - câu này nói hơi nhỏ).
Đứa con hỏi lại cha:
Kết quả hình ảnh cho hình vẽ cảnh chen lấn- Thế ba bắt con đi học làm gì cho "mất công"?
Người cha lại "nạt" đứa bé:
- Mày muôn đời vẫn ngu! đi học chỉ là "ngụy trang" thôi mày biết chưa, đồ ngu như  . . .( . . . ai!?)
Ít ra cũng còn là một lời dạy bảo của người cha!!!

Saturday, November 7, 2015

CB



Kết quả hình ảnh cho circuit breakerGặp lại một vài Sinh viên (Điện) đã ra trường nhiều năm trước (trên 10 năm), giờ thì "Ông nào" cũng ra vẻ thành đạt, đa phần là dân "công trình" (lắp đặt điện cho các tòa nhà mới xây. . . .).
Hàn huyên bên bàn nhậu trong một nhà hàng là một không gian lý tưởng không thể nào hơn! Đan xen những lời hỏi thăm nhau thì cũng là những trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghề nghiệp . . . . .
Tôi trắc nghiệm hỏi thử mọi người trong bàn:
- Trong tủ điện mà "mấy người" lắp đặt, vậy tôi hỏi ai biết cái CB ( Circuit Breaker : ngắt mạch tự động) thực chất là bảo vệ cho cái gì?
Một người nhanh nhẩu nói:
- Chắc chắn là bảo vệ ngắn mạch rồi!
Một người quả quyết:
- Chính xác là nó bảo vệ cho các thiết bị điện không bị hư do quá tải!
- . . . . . . . . . . 
Thấy không còn ai có ý kiến nào khác, tôi thử hỏi thêm:
- Nếu CB bảo vệ cho thiết bị điện thì trong mạch điện với nhiều thiết bị điện có các công suất khác nhau vậy CB làm sao biết cái nào mà bảo vệ, hoặc như CB tổng thì nó bảo vệ cho "cái gì"?
 . . . . . . . . . . .
Thấy không khí bàn nhậu có vẻ nặng nề, tôi đành giải tỏa:
- Bảo vệ ngắn mạch là đương nhiên, cụ thể "lúc này" CB có nhiệm vụ chính là bảo vệ "đường dây điện", tuy nhiên sau này mà có hỏa hoạn thì đừng đổ thừa cho CB, mà đổ thừa cho nguyên nhân chính là do dây điện bị chạm chập nha!!!!
Nghe xong hình như mọi người có vẻ kém vui!!!

Wednesday, November 4, 2015

Hộp đen

Kết quả hình ảnh cho hộp đen
Dù tên là "hộp đen", nhưng nó lại sơn màu cam, đúng là tính chất "đen" của nó!

Quỹ đen, "Hacker" mũ đen, danh sách đen . . . . .thường để chỉ ra những sự vật mang tính "bất minh", thiên về tiêu cực! Chẳng trách người ta làm ra "hộp đen" để gắn trên xe hay trên máy bay chỉ để dành cho những "người" có "trách nhiệm" toàn quyền công bố các thông tin mà họ thấy "cần" và giấu đi những thông tin mà không có lợi cho họ!
Công bằng mà nói thực chất "hộp đen" là một sản phẩm kỹ thuật "công nghệ cao", nhưng chưa đến nỗi đạt đến đỉnh cao của "chuyên môn" . . . . bởi thế người ta phải đặt tên nó là "hộp đen"; nghĩa là nếu sự việc rành rành ra đó mà ai cũng đều thấy thì hộp đen xác định là đúng như vậy! tuy nhiên nếu sự việc còn gây nhiều tranh cãi thì hộp đen cũng xác định một cách "mơ hồ" như thế . . . . . đó là tính chất "đen" thực chất của nó!
Mong sao trong tương lai người ta làm ra "hộp trắng" thì mọi việc sẽ minh bạch rõ ràng!

Thursday, October 29, 2015

Tính và toán

Kết quả hình ảnh cho bài toán 5X3

Ông "Bố" nói với con:
- Bố cho con hai chục tờ năm đô (la) . . . .hay con thích năm tờ hai chục đô (la) hơn!
- . . . . . . . . . .
Đứa con sẽ trả lời như thế nào tùy vào "hoàn cảnh" thực tế của nó vào lúc đó! bản chất giá trị của đồng tiền qua hai cách là như nhau. Tuy nhiên 20 tờ thì nhiều hơn 5 tờ là đương nhiên!
Khi học toán (số) -toán học, "người ta" sẽ học các tính chất số học với các loại phép tính, như với phép tính nhân: tính giao hoán, kết hợp, đồng nhất thức khi nhân và tính phân phối. Đương nhiên sẽ không ai "bàn" về "đơn vị" nào cụ thể.
Ngược lại khi có một bài toán về "đơn vị" cụ thể như sau:
- Hỏi mỗi kho chứa có năm mươi chiếc xe, vậy 3 kho chứa có tất cả bao nhiêu chiếc?
Với câu hỏi "cụ thể" này ta không thể "tam sao thất bản" bằng phát biểu sau:
- Có ba chiếc xe trong mỗi kho, vậy với năm mươi kho chứa thì có tất cả bao nhiêu chiếc xe?!!!!
Kết quả hình ảnh cho bài toán 4X8Năm ngoái cộng đồng mạng người Việt Nam cũng xôn xao về bài toán nhân "không có đơn vị". . . . . .nay bên Mỹ cộng đồng mạng người Mỹ cũng xôn xao với bài toán nhân 5X3!
Thế mới thấy "tư tưởng lớn gặp nhau", lần này Việt Nam đi trước một năm . . . . . . .
Thực ra thì bài toán không khó, nhưng bản chất cái khó ra do chính con người làm cho "khó"và con người thích "phản biện" và "tranh luận" . . . . .để cuối cùng "họ" sẽ minh chứng được "một cái gì đó" mà họ "thích"!!!! . . . . .

Wednesday, October 21, 2015

Làm Cha

Kết quả hình ảnh cho làm cha mẹ

Là "Cha" trong nhà thờ thì phải trải qua một "quá trình" học tập, tu luyện "rất kỳ công", ta sẽ không "bàn" ở đây.
Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu người "Cha" tự nhiên được "xã hội" công nhận là "Cha"!!
Thật đơn giản khi một người "Nam" và một người "Nữ" có với nhau một đứa con thì nghiễm nhiên người "Nam" được "phong" là "Cha" ( đương nhiên người "Nữ" được "phong" là mẹ ).
Theo dần sự phát triển của đứa bé, quyền của người "Cha" ngày càng to hơn . . . . . . . 
Có muôn "kiểu" người Cha khác nhau qua các tính cách: Có Cha thì đàng hoàng, Cha thì hiền, Cha thì dữ, cọc cằn, có Cha là người lương thiện, ngược lại thì bất lương, có Cha là người tốt, đương nhiên có Cha là người xấu . . . . . . . .dù gì thì vẫn được gọi chung là người "Cha"!
Một ông "Bố" (Cha) nói với con:
- Tao làm gì thì kệ tao, nhưng mày là con thì phải nghe lời tao không cần suy nghĩ gì!
Ông bố khác thì hét toáng lên:
- Tao đánh "chết mẹ" mày bây giờ! đứng đó mà dám cãi tao hả!
Kết quả hình ảnh cho làm cha mẹMột ông bố tỏ ra ăn năn trước con trẻ:
- Bố làm tất cả là vì con, trong xã hội bố có thể là người xấu, nhưng với con bố luôn là người bố tốt!
. . . . . . . . . .
Có một điều chắn chắn là tất cả những người "Bố" không bao giờ từng nhận tấm bằng làm "Cha" (Bố)!


Friday, October 9, 2015

Nhiệt tình


Kết quả hình ảnh cho bí mật của một trí nhớ siêu phàm pdf 
Nhân đọc cuốn sách: "Bí mật của một trí nhớ siêu phàm" thì chợt nhớ một Thầy giáo trẻ mới ra trường, Thầy này nổi tiếng dạy "cháy giáo án"; nghĩa là luôn dạy quá giờ; trung bình trên nửa tiếng, do vì là "Thầy trẻ", nhiệt tình . . . . .thật đáng khen ngợi. Tuy nhiên không phải tất cả Sinh viên đều "thích", có khi "số đông" trong lớp tỏ vẻ "lo ra"! với đồng nghiệp thì cũng thế, số đông tỏ thái độ "ganh tị", số ít thì đồng tình và biểu dương!  Một hôm nọi người ngạc nhiên thấy Thầy này ra khỏi lớp sớm 15 phút! Một người tò mò hỏi Thầy này:
- Hôm nay Thầy có việc nên về sớm một chút phải không!
Thầy này trả lời:
- Tôi quên nên dạy lộn lớp, hôm nay tôi không có tiết dạy nào cả!      



Thursday, October 1, 2015

Hội nhập

Kết quả hình ảnh cho hội nhập nhân văn xã hội

- Giữa người được gọi là người đạo đức và người đạo đức "giả", thực tế "xã hội hiện nay" (!) cũng không phân biệt "họ" lắm! như thể có chữ "đạo đức" trong đó là được rồi.
- Giữa văn bằng "thật" và văn bằng "giả" thì "xã hội hiện nay" cũng không tỏ vẻ phân biệt làm gì!
- Cô gái lấy một chồng hay lấy nhiều chồng thì cũng không ảnh hưởng đến "hòa bình thế giới"!
-  . . . . . . . . . . . .
Nhưng người mà "không có đạo đức" thì chắc chắn sẽ bị xã hội lên án ngay! (Đồ vô đạo đức!)
Người "không có bằng cấp" thì sẽ bị xã hội đánh giá thấp! ( Không "đủ" khả năng (!) lấy bằng).
Cô gái mà không lấy chồng thì bị xã hội chê bai! (Gái già!) 
.  . . . . . . . . . .
Có lẽ tất cả là do tính "nhân văn" được hình thành qua bài thơ "Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:
Kết quả hình ảnh cho hội nhập nhân văn xã hộiTrên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!
Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?
- Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần

Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng
Trên dòng Hương Giang...
(8-1938)
"Xã hội ngày nay" luôn tôn vinh người "thành công trong cuộc sống", giang tay đón nhận những người "sai lầm, lạc lối" trở về với cuộc sống "đời thường" nhưng nhất định phải "hội nhập" với những "quy tắc" trên!!

Saturday, September 26, 2015

Thi


Có mẩu đối thoại sau về ý nghĩa của thi cử:
- Thi nghĩa là gì?
- Thi - ấy là một trò chơi, trong đó, một người biết thì không nói, còn những người khác nói thì không biết.

Có người thì "nghiêm túc" nói:
- Qua thi cử thì luôn chọn ra được những nhân tố có tính "đột phá"; đó là mục tiêu!
Người khác thì phàn nàn:
- Thi cũng như là kiểm tra thôi mà, xác định cái "lê-vô" (level) của mỗi người để "phân loại"!
 Năm 1951, Đỗ Kim Bảng xuất bản bài hát Mùa thi. Bài này được Ban hợp ca Thăng Long chọn làm nhạc cảnh trình diễn ở Sài GònHà Nội trong năm 1954. (Trích từ Wikipedia.org)
Lời bài hát "Mùa thi" của Nhạc sỹ, Giáo viên Đỗ Kim Bảng:
Hôm nay: ngày thi
Bao nhiêu người đi
Xe! rộn rịp

Lớp! tràn người
niềm vui vấn vương
Thi ơi là thi!
Sinh "mi" làm chi!
Bay (1) , nghẹn ngào
Bám (2), ồn ào
Buồn vui vì "mi"
Đây, bao bộ mặt cười ra nước mắt
than câu: "Học tài thi phận"
Đây, bao tiếng cười đắc chí
khoe rằng:
"Phen này tao trượt thì ai đậu cho"
Hôm nay còn thi
Mai kia còn thi
Ôi! Đời đời
khóc cùng cười
hòa theo mùa thi

Saturday, September 19, 2015

Phạt

Kết quả hình ảnh cho phạt

"Người ta" thường phạt những người vi phạm "an toàn giao thông", thì những người "vi phạm" này đa phần họ là những người "bình thường" . . . . .
"Người ta" thường phạt những chủ nhà xây dựng nhà "sai quy cách", thì chủ nhà cũng thường là những người "bình thường" . . . . .
Còn bao nhiêu "thứ phạt" chỉ nhắm vào đối tượng là người "bình thường" . . . . 
Một Sinh viên đi học trễ thì ngoài bị "phạt" thì thường sẽ còn bị nghe "nắng té tát" trong khi một Sinh viên khác xin nghỉ hẳn buổi học đó với "mọi lý do"  . . . và buổi học sau được "bình an vô sự".
Kết quả hình ảnh cho phạtNhà nọ có 2 đứa con, một đứa thì hiền thục chăm ngoan, một đứa thì thuộc dạng "phá gia chi tử", vậy mà đứa "ngoan hiền" thì suốt ngày phải nghe (bố, mẹ) chửi! còn đứa ăn chơi hoang toàng lại được cưng chiều, thậm chí bố mẹ phải "lo" cho nó qua "Mỹ" học (vì ở Việt Nam không còn trường nào "chịu nổi!).
Một "ông chồng" "ngoan hiền", sau giờ làm là về ngay nhà làm "đủ thứ việc" . . . rồi giải trí (xem TV), "người nhà" trông thấy không làm gì bèn "tặng" ngay một câu:
- Suốt ngày ngồi xem TV!
Kết quả hình ảnh cho phạtChẳng bù với "ông hàng xóm", sau giờ làm là đi nhậu đến 2, 3 giờ sáng mới về đến nhà, "nhà cửa" luôn "êm thắm" (vì muốn "chửi" cũng không có thời giờ; gặp ngày lễ hay Chủ nhật thì vô phương; ông ta đã "biến" sớm từ 6 giờ sáng rồi!) . . . 
Những cũng chưa chắc; mỗi lần "ông chồng nhậu" đi nhậu trễ thì cũng bị các "chiến hữu" rầy rà và lại còn bị "phạt" nữa!
Có ai trên cõi đời này mà không bị phạt!