Thursday, May 19, 2016

Khóc người Cô



Hẹn sẽ gặp Cô vào giữa tháng 7 năm nay ( Cô là Cô út tên là Thêm ), người Cô năm nay đã hơn 90 tuổi, hiện ở Hà Nội.
- Cô còn nhớ cháu không, Cháu là Tí nè!
Giọng cô yếu ớt:
- À, Tí hả . . . . .khi nào ra gặp Cô?
Hôm đó là ngày 1 tháng 5, qua điện thoại tôi hẹn Cô:
- Khoảng tháng Bảy cháu ra thăm Cô, Cô giữ gìn sức khoẻ nha! . . . . . .
Thế mà chiều nay nhận được tin Cô đã mất vào trưa ngày 18 tháng 5 .  .  . . .
Lần cuối gặp Cô đã trên 30 năm tại Sài Gòn  . . . . .
Vậy mà sau bao nhiêu năm tháng nay sắp có dịp để gặp Cô mà cũng không thành!
Cách nhau gần hai ngàn cây số sau ngần ấy năm Cô và cháu vẫn như ở rất gần nhau! Nhưng tháng Bảy tới cháu ra ngay nhà Cô thì Cô đã xa Cháu muôn trùng . . . . .
"Cháu luôn muốn gặp Cô để nhận được lại đôi nét hình ảnh của Ba cháu . . . ."
Cô hãy lấy đi những giọt nước mắt của cháu khi Cô gặp Ba cháu ở một nơi nào đó!
Dù nơi phương nào cháu luôn thương và nhớ mãi đến Cô!

Monday, May 16, 2016

Tự hào

Kết quả hình ảnh cho mai an tiêm
"Họa vô đơn chí" (xui xẻo không chỉ đến một lần), "chúng" đến dồn dập, nhiều và "nguy hiểm" đến nỗi ai có sự tự tin hay sự tự chủ đến mấy thì "gần như" cũng phải xao động! Một trong những lời "than van" lúc này thường là:
- Không lẽ trời đang phạt ta ư!?
- Nhà cửa có đang phạm vô lỗi của "phong thủy" nào không nhỉ!?
- Không lẽ có "ma, quỷ" nào đang phá ta!?
- . . . . . . . . .
Đến ngay ma, quỷ còn bị con người "đổ thừa"; bao nhiêu sự xấu xa, nham hiểm của con người xuất phát từ trong lòng họ thì gọi là: "ma đưa đường, quỷ dẫn lối"!
Thuật "Phong thủy" thì rất "khoa học", nhưng luôn luôn vướng phải một quy luật phải "trả giá" là: được cái này thì sẽ mất cái kia!
"Ông Trời" cũng lại là nạn nhân của sự đổ thừa của con người!
Một nhân vật truyền thuyết thời Vua Hùng Vương là Mai An Tiêm, vì một câu nói làm phật lòng Vua ( Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ! ) nên "tai họa ập tới, nhưng một lần nữa Mai An Tiêm đã chứng tỏ bằng đôi bàn tay cùng sự cần cù và sự thông minh sáng tạo của mình và thoát nạn! (sự tích trái dưa hấu).
Thật hạnh phúc là người Việt Nam, có những câu truyện dạy cho con cháu "học làm người" truyền tụng bao đời nay.

Monday, May 2, 2016

Người chụp hình

Kết quả hình ảnh cho hình vẽ cảnh đám ma vùng quê

Một người không quen nhưng học cùng khóa (1973) vừa "về nơi phương xa" ở tuổi 59 tại Mỹ, trong tang lễ có mặt vài Giáo viên lớn tuổi cùng nhóm bạn bè "đồng môn, đồng khóa" cũng tới dự . . . . . ., sau các điếu văn và các nghi thức an táng kết thúc là phần chụp hình lưu niệm . . . . . . .điều thật ngạc nhiên là khi xem lại những tấm hình này nếu không có chú thích thì không ai có thể biết được "họ" đã dự một "loại sự kiện" nào!!! Hầu như tất cả những gương mặt có trong hình đều tươi cười rạng rỡ . . . . . . .xưa nay người ta hay nói: " . . . cái mặt đưa đám . . ." là ám chỉ gương mặt sầu thảm của những người vừa mới dự xong một đám tang nào đó, hoặc chủ ý là trách những ai có gương mặt này khi gặp nhau bình thường trong sinh hoạt . . . . có lẽ vì thế nên ngày nay người ta đang "cải tiến" điều này (sầu não nữa làm gì! hãy vui lên, quá khứ đã qua rồi!).
Thật ra không lỗi phải chi cả, mà nếu có lỗi thì chính xác là do "ông chụp hình": một câu nói quen miệng:
- Mọi người nhìn vào đây, cười tươi lên nhé, một . . hai . . ba! xong.