Tuesday, October 29, 2013

Vẫn là nếu


Có người đưa ra tình huống:" Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy."
Khoan nói cuộc sống như thế nào, mà ta phải hỏi: thùng táo này của ai và vì sao lại có "nó", nếu:
  • Thùng táo này của "khách", thì trước tiên xem đang có những ai ở đó, vì có câu: ăn trông nồi, ngồi trông hướng, đừng như trường hợp ăn "buffet" như kiểu "người Việt" mà mấy ngày nay bị cư dân mạng soi mà thấy ngượng.
  • Thùng táo này là của nhà, thật vô lý, ai trong nhà mà mua lắm thế, "tay" này sẽ bị "chửi" té tát, đố mà dám tái phạm . . .
Thực ra những mệnh đề bắt đầu là chữ "nếu", thì chẳng qua cũng chỉ là "giả thuyết":
  • Trước khi làm đám cưới, chàng tuyên bố: "nếu anh lấy được em, thì anh bảo đảm cho em được . . . ."
  • Khi mời chào góp vốn làm ăn: "nếu bên ông mà hợp tác với tôi, thì tôi ưu tiên cho ông những . . . . ."
  •  . . . . . .
Như vậy thì với cuộc sống lại càng không nên thế, ai muốn sống trước sướng rồi sau khổ, chẳng ai muốn, nhất là có câu: quen ăn chứ không quen nhịn.
Còn thông thường, người ta phải đi lên từ "nghèo khổ" (sẽ bàn kỹ vấn đề này trong một bài khác).
Kể cũng là lạ, sao lại là táo (tôi chẳng thích), mà sao không là sầu riêng, "nếu" là sầu riêng thì với tôi dù trái hư (đương nhiên còn ăn được, chưa đến nỗi quăng thùng rác) thì tôi vẫn ăn và nhường trái tốt cho mọi người!!!

Sunday, October 27, 2013

Chỉ trích chỉ trích

Tượng một paparazzi ở Bratislava (từ Wikipedia)

"Một nhân vật công chúng hay một người của công chúng là một người nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhưng không hẳn là một danh nhân (theo nghĩa hạn hẹp của danh nhân là người nổi tiếng được xã hội công nhận vì những đóng góp cho xã hội của họ). Nhân vật công chúng có thể là những diễn viên, ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, nhà chính trị, vận động viên thể thao, người chơi game, người có scandal, người nổi bật, tội phạm,... hoặc người bình thường, người đương thời... được biết đến qua mạng lưới internet, hoặc qua phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình), còn thường được gọi là "Người của công chúng" và phải chấp nhận bị công khai hóa một phần cuộc sống riêng tư cũng như được có những biện pháp pháp lý bảo vệ họ." (theo Wikipedia)
Khi phát biểu văn hóa phương Tây là khuyến khích còn Việt Nam là chỉ trích, thì lại "bị sai" nữa rồi: "Thợ săn ảnh hay paparazzi là số nhiều của từ paparazzo để chỉ những người chụp ảnh chuyên nghiệp, chuyên săn ảnh của những người nổi tiếng (các ca sĩ, diễn viên...), thường là chụp lén (không xin phép, không được sự đồng ý) khi họ đang có những hoạt động công cộng hoặc riêng tư. Các hãng thông tấn thường dùng từ này với nghĩa rộng hơn để mô tả các nhiếp ảnh gia chụp ảnh những người nổi tiếng. . . .Phần lớn (nhưng không phải toàn bộ) các paparazzi đều gây khó chịu cho người bị chụp ảnh, vì các bức ảnh chụp được có thể sử dụng để xâm hại đến danh dự, công việc của họ." (cũng theo Wikipedia).
Rõ ràng "người phương Tây" tỏ ra nguy hiểm và "đi đầu" về thói "bà tám", công cụ của họ thuộc loại quá hiện đại, chuyên nghiệp và đến mức trở thành "nghề", vậy phải thấy rõ ở Việt Nam cũng chưa đạt một tí gì để gọi là chuyên chỉ trích.
Thời sự thế giới gần đây đang cho thấy các nước đồng minh với Mỹ, rầm rộ lên tiếng chỉ trích nước Mỹ về tội "nghe lén", mà "dữ dằn" nhất là nước Đức.
Tôi rất buồn là giá như Việt Nam được thế giới công nhận là nước có "văn hóa chỉ trích" đứng đầu trên các nước, thì cũng mãn nguyện rồi (vì nó chứng tỏ sự chuyên nghiệp), nhưng khổ nỗi là đâu được vậy!
Nếu bài viết ngắn này bị chỉ trích thì tựa bài sau sẽ là: Chỉ trích chỉ trích chỉ trích!!!???

Hệ quả


Nước mình còn "phong kiến" chăng!?
"Phủ thì bênh phủ, huyện thời bênh huyện",
Ngay cả mấy ông có học hàm, học vị, rồi cũng bênh nhau "chằm chặp", tôi còn nhớ lúc trường còn là cao đẳng, mấy vị tiến sĩ trường tôi còn "khiêm nhường" tự nhận: "chúng tôi chỉ là tiến sĩ giấy ấy mà", thế mà khi trường nâng cấp thành đại học, thì ngay lập tức các vị tỏ ra "nghiêm nghị", "trang trọng" và như có cả vẻ "hình sự" nữa . . .lúc này ai mà "bắt chuyện", nếu không đúng "chủ đề" thì "mặt lạnh như tiền" ( không đúng chủ đề là về chuyên môn đấy, nhưng chuyên môn thì lại là điều "cấm kị"), nhưng "bàn" về chính sách, bổng lộc của nhà nước thì các vị nói "làu làu" không dứt, bao nhiêu tiêu chuẩn mà nhà nước "lỡ" có ban hành, thì đều được đem ra phân tích và yêu cầu nhà trường phải "giải quyết ngay", phải giữ cái chất "xám" mà chỉ cách đó vài tháng chính các vị tự nhận là "hư vô" như cái bằng tiến sĩ bằng giấy đó!
Người cha làm "lớn" (chức này chức nọ), con ở nhà đi ăn trộm, ăn cướp . .thậm chí "giết người", thế mà ông bạn hàng xóm làm tổ phó an ninh qua an ủi:
" Con làm thì con nó chịu, ông hơi đâu mà lo, không lẽ ông bỏ mẹ con tụi nó mà đi lấy vợ mới, ông cứ về nhà và vẫn làm chủ cái gia đình ấy, có thằng nào dám động đến ông, đồ nít ranh!".
Mà cần "phong kiến" thì có phong kiến:  vậy thì hãy "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" trước đi đã.
Nhà thì "nói chẳng ai thèm nghe", bản thân thì "chẳng ra gì" mà đòi trị  . . .ôi nghe sao xa vời quá!
Lỗi tại đâu!? Chung quy do giáo dục cả: nhà trường dạy thiếu "cái văn hóa", mà "cái văn hóa" đã thể hiện ngay từ những lớp "đầu tiên" là cha mẹ phải lo :chạy trường".

Friday, October 25, 2013

Thi lấy bằng



"Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", điều này đã cụ thể hóa vật chất bị sói mòn và biến dạng cùng năm tháng, bao nhiêu giấy chứng nhận là gương mặt điển hình, người tốt việc tốt, . . bao nhiêu giấy phong tặng là . . .nhân dân, ...ưu tú . . .cho bao nhiêu người, thì mãi mãi vẫn trở thành quá khứ. Hiện tại "họ" đang làm gì!? có còn "tốt" như "xưa" không! Người bắn tên "bách phát bách trúng", nay đã 70 tuổi, thì bao nhiêu mũi tên còn trúng vào hồng tâm, tiến sĩ khoa học của 20 năm trước, thì có thích nghi với sự phát triển của ngày nay, nếu không tiếp tục học hỏi và nghiên cứu . . .làm sao biết được! biết để làm gì! vậy cũng là con đường tự học như bao nhiêu người, thì lấy ai kiểm chứng! kiểm chứng để làm gì! Tiến sĩ (vì là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục), cũng xuất phát từ học cho chính người đó như bao học vị khác, khi đi làm, thấy mọi việc "trôi chảy" là "ổn rồi", may mà "đơn vị" đang ăn nên làm ra, thì ai có học vị cao nhất thì được đem ra biểu dương. Lúc "khó khăn" thì có thấy có ai dám trách móc những người có "học vị" cao đâu, sao lúc này không thấy "họ" động tĩnh gì vậy, lúc này có "ông tự học" ở đâu xuất hiện và hiến kế . . ."đơn vị" thoát được bế tắc, các người có học vị cao lại được biểu dương!
Sao thế nhỉ!?
"Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm đầy tớ thằng dại", với câu này đã giải thích lý do đó. Nó đã ăn sâu vào tư tưởng của "loài người", người không học qua hệ thống trường lớp thì "xã hội" coi đó là người "dại", người tự học cũng bị liệt vào loại đó. Ngày xưa Trần Minh "khố chuối", toàn đi học "ké" (tự học) mà đậu Trạng nguyên (đậu đầu của Tiến sĩ) (tuy là truyện cổ tích), thế mới thấy tuy xưa là "phong kiến" mà vẫn có cách xác nhận "học lực" của mọi người thật công bằng (công nhận người tự học, không có điều kiện đến trường lớp), cái khó của ngày nay là tìm người "đủ năng lực" để xác nhận người có năng lực, vì thực tế cho thấy số người "không đủ năng lực" để xác nhận cho người có năng lực lại quá nhiều, vì sao!?
Vì trong thực tế ngày này có biết bao điều đã không được chia sẻ hay giảng dạy trong nhà trường, nên nhà trường chỉ cho ra những người còn khiếm khuyết, nhưng chắc chắn là có nguyên tấm bằng mà xã hội cùng mọi người chỉ cần thế. Dưới đây tôi xin trích dẫn lại lời của PGS, nhà giáo Văn Như Cương nói về "trận đánh lớn" của ngành giáo dục:
"Tồn tại lớn nhất của nền giáo dục hiện nay là đang lệch hướng cho việc trả lời ba câu hỏi quan trọng nhất: Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào? Đối với câu hỏi thứ nhất thì thực tế đã trả lời: Học để  đi thi chứ còn để làm gì nữa? Mặc cho UNESCO khuyến cáo: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, ở Việt Nam ta thì nhất định cứ phải là “học để thi”, không có gì khác so với cha ông ta ngày xưa.                                          
Còn “học cái gì?” thì xin thưa rằng học những thứ mà người ta bắt thi, những  thứ không thi thì không học. Từ đó mới sinh ra môn chính và môn phụ.                                                                
Câu hỏi cuối cùng “học như thế nào?” thì đã có câu trả lời rất logic: học thế nào để thi cho đậu, bởi thế phải học vẹt, học nhồi, học nhét, học thuộc lòng, học tủ, học lệch, học thêm… Toàn bộ sự lệch hướng của nền giáo dục đều bắt nguồn từ việc định hướng sai lầm cho việc trả lời ba câu hỏi đó."