Wednesday, October 9, 2013

Ngẫm nghĩ . . .


"Đại tướng Võ Nguyên Giáp không qua một trường lớp quân sự chính quy nào, không tiến thân bằng con đường quân sự học đường. Ông học tập và trưởng thành trong thực tế là chính. Ông không xử trí chiến thuật quân sự bằng những “giải pháp quân sự cố định của học đường”, mà luôn xuất phát từ thực tế chiến trường để giải quyết mọi tình huống ngoài dự kiến và lật ngược thế cờ."
Michael Faraday là một nhà Hóa Học và Vật Lý người Anh đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa. Là con thứ ba trong một gia đình nghèo có bốn người con, cậu bé Faraday chỉ có được những kiến thức cơ bản nhất từ nhà trường, nhưng bù lại cậu là một đứa trẻ ham học và đã nổ lực tự học không mệt mỏi.
Năm 14 tuổi Faraday học việc ở một cửa hiệu sách, và trong suốt 7 năm học việc, ông đã đọc được rất nhiều sách, trong đó có sách của Isaac Watts, quyển mở mang trí tuệ, ông say mê tiến hành các nguyên lý và quan điểm trong quyển sách. Từ đó ông đã biểu lộ niềm đam mê khoa học, nhất là trong lĩnh vực điện năng.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, nhưng ông là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử khoa học. Ông là vị giáo sư hóa học đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, và đã giữ vị trí này trong suốt cuộc đời.
 . . . . .Trích trả lời của PGS, nhà giáo Văn Như Cương nói về “trận đánh lớn” của ngành Giáo dục:
"Tồn tại lớn nhất của nền giáo dục hiện nay là đang lệch hướng cho việc trả lời ba câu hỏi quan trọng nhất: Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào? Đối với câu hỏi thứ nhất thì thực tế đã trả lời: Học để  đi thi chứ còn để làm gì nữa? Mặc cho UNESCO khuyến cáo: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, ở Việt Nam ta thì nhất định cứ phải là “học để thi”, không có gì khác so với cha ông ta ngày xưa.                                          
 Còn “học cái gì?” thì xin thưa rằng học những thứ mà người ta bắt thi, những  thứ không thi thì không học. Từ đó mới sinh ra môn chính và môn phụ.                                                                  Câu hỏi cuối cùng “học như thế nào?” thì đã có câu trả lời rất logic: học thế nào để thi cho đậu, bởi thế phải học vẹt, học nhồi, học nhét, học thuộc lòng, học tủ, học lệch, học thêm… Toàn bộ sự lệch hướng của nền giáo dục đều bắt nguồn từ việc định hướng sai lầm cho việc trả lời ba câu hỏi đó."       

No comments:

Post a Comment