Friday, October 25, 2013

Thi lấy bằng



"Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", điều này đã cụ thể hóa vật chất bị sói mòn và biến dạng cùng năm tháng, bao nhiêu giấy chứng nhận là gương mặt điển hình, người tốt việc tốt, . . bao nhiêu giấy phong tặng là . . .nhân dân, ...ưu tú . . .cho bao nhiêu người, thì mãi mãi vẫn trở thành quá khứ. Hiện tại "họ" đang làm gì!? có còn "tốt" như "xưa" không! Người bắn tên "bách phát bách trúng", nay đã 70 tuổi, thì bao nhiêu mũi tên còn trúng vào hồng tâm, tiến sĩ khoa học của 20 năm trước, thì có thích nghi với sự phát triển của ngày nay, nếu không tiếp tục học hỏi và nghiên cứu . . .làm sao biết được! biết để làm gì! vậy cũng là con đường tự học như bao nhiêu người, thì lấy ai kiểm chứng! kiểm chứng để làm gì! Tiến sĩ (vì là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục), cũng xuất phát từ học cho chính người đó như bao học vị khác, khi đi làm, thấy mọi việc "trôi chảy" là "ổn rồi", may mà "đơn vị" đang ăn nên làm ra, thì ai có học vị cao nhất thì được đem ra biểu dương. Lúc "khó khăn" thì có thấy có ai dám trách móc những người có "học vị" cao đâu, sao lúc này không thấy "họ" động tĩnh gì vậy, lúc này có "ông tự học" ở đâu xuất hiện và hiến kế . . ."đơn vị" thoát được bế tắc, các người có học vị cao lại được biểu dương!
Sao thế nhỉ!?
"Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm đầy tớ thằng dại", với câu này đã giải thích lý do đó. Nó đã ăn sâu vào tư tưởng của "loài người", người không học qua hệ thống trường lớp thì "xã hội" coi đó là người "dại", người tự học cũng bị liệt vào loại đó. Ngày xưa Trần Minh "khố chuối", toàn đi học "ké" (tự học) mà đậu Trạng nguyên (đậu đầu của Tiến sĩ) (tuy là truyện cổ tích), thế mới thấy tuy xưa là "phong kiến" mà vẫn có cách xác nhận "học lực" của mọi người thật công bằng (công nhận người tự học, không có điều kiện đến trường lớp), cái khó của ngày nay là tìm người "đủ năng lực" để xác nhận người có năng lực, vì thực tế cho thấy số người "không đủ năng lực" để xác nhận cho người có năng lực lại quá nhiều, vì sao!?
Vì trong thực tế ngày này có biết bao điều đã không được chia sẻ hay giảng dạy trong nhà trường, nên nhà trường chỉ cho ra những người còn khiếm khuyết, nhưng chắc chắn là có nguyên tấm bằng mà xã hội cùng mọi người chỉ cần thế. Dưới đây tôi xin trích dẫn lại lời của PGS, nhà giáo Văn Như Cương nói về "trận đánh lớn" của ngành giáo dục:
"Tồn tại lớn nhất của nền giáo dục hiện nay là đang lệch hướng cho việc trả lời ba câu hỏi quan trọng nhất: Học để làm gì? Học cái gì? Học như thế nào? Đối với câu hỏi thứ nhất thì thực tế đã trả lời: Học để  đi thi chứ còn để làm gì nữa? Mặc cho UNESCO khuyến cáo: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, ở Việt Nam ta thì nhất định cứ phải là “học để thi”, không có gì khác so với cha ông ta ngày xưa.                                          
Còn “học cái gì?” thì xin thưa rằng học những thứ mà người ta bắt thi, những  thứ không thi thì không học. Từ đó mới sinh ra môn chính và môn phụ.                                                                
Câu hỏi cuối cùng “học như thế nào?” thì đã có câu trả lời rất logic: học thế nào để thi cho đậu, bởi thế phải học vẹt, học nhồi, học nhét, học thuộc lòng, học tủ, học lệch, học thêm… Toàn bộ sự lệch hướng của nền giáo dục đều bắt nguồn từ việc định hướng sai lầm cho việc trả lời ba câu hỏi đó."       

No comments:

Post a Comment