Friday, October 4, 2013

Chính đạo


"Ai ra khỏi nhà mà không qua cửa, thế thì sao không theo chính đạo?" là câu Khổng tử nói với mọi người mà trong khi cư xử để lập thân lại không theo chính đạo, mà đi lối tắt. (như leo rào hoặc trèo tường)
Lối "ví von" của người xưa, thấy đơn giản nhưng lại "thâm thúy", mà gần như "bao hàm" tất cả.
"Đạo" là đường cái thẳng, và "đạo" cũng là đạo lý, là cái lẽ nhất định ai cũng phải noi theo.
"Lấy chính trực mà báo oán và lấy đức báo đức", đó cũng là lẽ của đạo lý.
Phụ huynh "chạy trường" cho con, cháu . . . mai sau "họ" có thành tài thì "họ" lấy gì để "báo"!
"Người lớn" đi sai đường mà "dạy" con em đi đúng đường, liệu "họ" có nghe không!
Có người hỏi: "Thế trên con đường "thiên lý" thì biết đi đường nào?
Khổng tử đã nói: "Trong ba người đi cùng, ắt có thầy ta", đã có thầy thì phải nghe lời thầy dạy bảo sẽ không bị "lạc đường".
Thư giãn với mẩu chuyện sau:
Một nhà khoa học tánh tình hay đa nghi, nên ông ta chế tạo ra robot phát hiện nói dối. Ngày chế tạo thành công, ông đem ra thử con trai. Cậu con trai vừa đi học về ông ta đem robot ra hỏi:
- Sao con đi học về trễ vậy?
- Con qua nhà bạn mượn sách về học.
- Robot phát hiện nói dối, đánh cho cậu con trai một cái. Ông bố cười:

- Đó con thấy chưa, nói dối là phải chịu phạt. Lúc bằng tuổi con bố không dám nói dối ông nội nửa lời.
Ngay lập tức, robot đạp ông ta một cái bay vô tường. Người vợ thấy cậu con trai bị đánh đòn đau bèn nói:
- Sao anh làm thế với con, dù sao nó cũng là con anh!
Robot nắm đầu bà vợ, đánh túi bụi.

No comments:

Post a Comment