Tuesday, October 8, 2013

Tuyển dụng


"Theo ông Đặng Thanh: Phòng đang hoàn chỉnh báo cáo về việc kiểm tra hồ sơ, kết quả thi tuyển vào ngành Giáo dục nhưng không đạt những năm gần đây của Nhung để báo cáo Sở theo chỉ đạo của Giám đốc Sở. Ông Đặng Thanh cho hay: Tuyển dụng giáo viên theo đúng quy trình quy định, công khai minh bạch các phần thi học tập, thực hành (soạn giáo án, thể hiện giáo án)." Trích từ báo điện tử Dân trí (http://dantri.com.vn/su-kien/thac-si-lam-cong-nhan-gui-tam-thu-den-ong-nguyen-ba-thanh-787913.htm).
Nếu "thực hiện" đúng như thế", liệu ngay sau tuyển dụng, các giáo viên đó "đứng lớp" là "chuyên nghiệp" chưa?, hay là còn "để" trong dạng "thử việc", vậy ai mới là "người" đánh giá đúng thực lực của người giáo viên.
Các "tình huống" sư phạm luôn "diễn biến" phức tạp, vẫn chỉ có những "người" có năng khiếu "bẩm sinh" (cộng hưởng), "đôi khi" ngay buổi lên lớp đầu tiên đã tỏ rõ "bản năng" rồi!
Các sự việc thường vẫn "diễn ra", sau đó "sách vở" mới chép lại, bây giờ bắt một người làm y như "sách vở" thì có được "như ý" hay không? Câu trả lời là "có" đó, đó là các diễn viên (điện ảnh hay sân khấu . . .).
Quay trở lại với "sự đánh giá" để tuyển dụng giáo viên, khi muốn "trúng tuyển" thì người dự tuyển phải thể hiện phần thi học tập, thực hành (soạn giáo án, thể hiện giáo án) đúng "tiêu chí" của "nơi tuyển dụng" (?), chứ không phải một lớp học "thực sự" (cũng không thể như một buổi "hội giảng").
Một trường Đại học công bố số Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ . . . nhưng các bài báo, công trình khoa học, các ứng dụng cụ thể trong cuộc sống, các vấn đề thiết thực của xã hôi . . . .các nhận xét của sinh viên sau khi ra trường, làm việc tại các Công ty, Xí nghiệp . . .gởi về . . .thường thì "mơ hồ" hoặc "vắng bóng" . . 
Tuyển một "công nhân", sau phỏng vấn (kỹ năng ứng xử), thì giao ngay việc cụ thể và có thể đánh giá tức thời (kỹ năng chuyên môn).
Xã hội chờ "được gì" từ các nhà "Trí thức", các nhà "Khoa học", từ các vị có "Học hàm, học vị", có chăng xã hội được, là được cho biết ta đang sử dụng công nghệ của nước nào! do các "vị" này phải "bàn bạc" mãi mới đưa ra kết luận (trước đó các "vị" cũng "cãi nhau" bảo rằng nước mà "ông ta" đi "công tác" có công nghệ phù hợp cho nước mình! . . .)
. . . . .và thực trạng:
 Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’. “Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.
 Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’. “Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.(trích từ VOA)


No comments:

Post a Comment