Friday, April 15, 2016

Yêu nghề

Kết quả hình ảnh cho nghề quấn dây động cơ điện 400kw

Trích từ Wikipedia.org:
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng".
Đó cũng là lý do ngày nay người ta cũng tự phong "Kỹ sư" cho những người nông dân chưa từng qua trường lớp mà "sáng chế" ra những máy móc hữu dụng trong nông, ngư nghiệp là "Kỹ sư chân đất".
- Có bao nhiêu người có "bằng" nấu phở, hủ tiếu, canh bún, bánh xèo . . . .để mà người ta vẫn thưởng thức từ những người nấu các món ăn đó?
- Có bao nhiêu công nhân xây dựng không có một tấm bằng lận lưng mà vẫn thi công xây dựng bao nhiêu là công trình? (không nên suy diễn từ đó sẽ có những công trình không đảm bảo chất lượng, công trình không đảm bảo chất lượng, an toàn . . .  .là trách nhiệm của "nhà quản lý" (nhà thầu).
 . . .  . . . . 
Đào tạo một người thợ quấn dây động cơ điện trung bình khoảng 6 tháng, đào tạo để người đó biết thêm tính toán, thay đổi số liệu dây quấn động cơ điện trung bình thêm khoảng 3 tháng nữa, như vậy ta đã có một công nhân (thợ) lành nghề quấn dây động cơ điện. Nhưng bản chất người đó nếu không có "tố chất năng khiếu (quấn dây) bẩm sinh"(*) thì người đó vẫn chỉ là người "thợ" quấn dây thôi! Để đạt được "tay nghề" thợ cả hay là Thầy (của thợ) người đó hội tụ hai yếu tố sau:
(*): - Yêu nghề.
       - Làm nhiều (quấn dây) hơn người khác.
Trong đó yếu tố yêu nghề là quan trọng nhất, yêu nghề đó chính là năng lực năng khiếu bẩm sinh!
Điều này rất rõ khi những người có học vị càng cao thì họ lại càng yêu nghề càng nhiều; cơ bản "học vị" ngày nay cũng được coi như là một "nghề"!
 



Sunday, April 10, 2016

Hiện thực

Kết quả hình ảnh cho ảo tưởng

Trong hàng triệu triệu "ý tưởng" thì có bao nhiêu ý tưởng đó trở thành hiện thực!?
Cách nay hơn 20 năm khi sinh viên bảo vệ luận văn tốt nghiệp với dạng đề tài được dẫn chứng với một mô hình mô phỏng thu nhỏ với đầy đủ các công năng, sau phần trình bày chứng minh với hàng loạt phương pháp tính toán khá "phức tạp", ngay các Giảng viên tham dự "có vẻ" cũng không thể cảm nhận ngay được (có vẻ hơi mơ hồ gì đó!) kết thúc phần trình bày của sinh viên thay vì Giảng viên (trong Hội đồng) đặt các câu hỏi cho phần trình bày đó liền thì mọi người nhất trí để sinh viên cho vận hành mô hình mô phỏng rồi từ đó mà sẽ đặt câu hỏi cụ thể sau. Đầu tiên sinh viên này giới thiệu lần lượt các chi tiết có trong mô hình quá lâu đến nỗi một Giảng viên đề nghị:
- Thôi bây giờ em hay vận hành cho nó hoạt động ngay đi.
Người sinh viên này bắt đầu cấp điện cho mô hình, một màn hình tinh thể lỏng (LCD) xuất hiện những thông số của đối tượng đo kiểm trông khá bắt mắt . . . . .một Giảng viên nôn nóng:
- Cho khởi động ngay đi.
Người sinh viên lấy tay nhấn ngay vào nút "Khởi động" . . .lần 1, lần 2, lần 3 . . . lần thứ n . . . cái mô hình này vẫn không động tĩnh gì, người sinh viên loay hoay lấy tay xoay xoay, vặn vặn hết cái này đến cái khác, rồi lại nhấn nút "Khởi động" mà bao nhiêu lần nữa nó vẫn bất động . . . . .một lúc nữa một Giảng viên tiến đến người sinh viên và hỏi:
- Mô hình không "chạy" được à?
Người sinh viên gãi tai . . ấp úng:
- Thưa Thầy lúc sáng nay ở nhà em còn cho nó chạy thử rất tốt, có lẽ lúc em chở bằng xe Honda lên đây có va quẹt với một ông chở hàng làm nó bị động và chắc bị lỏng mạch điện nào đó!  . . .em chưa tìm ra ạ!
. . . . . . . .
Sau một lúc hội ý, Hội đồng quyết định cho sinh viên này đạt với số điểm trên trung bình vì hình dáng mô hình trông cũng khá bắt mắt (mặc dù nó chẳng chạy được gì cả!).
. . . . . . . 
Mãi sau này mọi người mới phát hiện mô hình này chẳng bao giờ chạy được cả, còn các tính toán phức tạp trong luận văn của sinh viên này thì cũng chẳng dính gì đến đề tài này . . . .
Một kết thúc có hậu là người sinh viên này nay đã định cư ở nước ngoài và làm đúng nghề của năng lực: "làm móng" . . . . . .

Saturday, April 9, 2016

Suy diễn

Kết quả hình ảnh cho suy diễn xếp hàng
Tại sao người ta lại phải xếp hàng nối đuôi nhau?
Tại sao lại kẹt xe?
Tại sao người ta lại phải chen lấn?
 . . . . . . .?
Tất cả là biểu hiện của sự : "cầu nhiều hơn cung".
Gần đây có một vị PGS.TS (Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ) phát biểu:
- “Nếu mở đường thì người dân sẽ tiếp tục đi xe cá nhân, thay vì lựa chọn giao thông công cộng. Vấn đề là phải làm sao để các phương tiện giao thông công cộng hoạt động tốt, hiệu quả”
Từ "ý tưởng" này làm nảy sinh nhiều "suy diễn":
- Nếu người ta xếp hàng dài hay chen lấn để mua vé xem một cuốn phim "hay và mới" thì nhân viên bán vé sẽ đến khuyên mọi người nên sang rạp khác xem một cuốn phim cũ "cũ và dở" (bảo đảm sẽ không phải chen lấn hay xếp hàng gì cả).
- Tương tự một quán phở quá đông khách nên chủ quán sẽ đứng trước quán nói với những thực khách sắp vô quán: "quí vị nên qua ăn ở một quán phở khác hay ăn bánh cuốn gì đó, ngày mai quán tôi sẽ giảm bớt bàn ăn nữa!"
- . . . . . (còn bao nhiêu suy diễn như kiểu trên!).
Quay lại phát biểu của vị PGS.TS trên: trường hợp mọi người đều nhất trí thực hiện sử dụng phương tiện giao thông công cộng và điều tất yếu xảy ra là người ta lại chen lấn hay xếp hàng dài để được sử dụng phương tiện giao thông công cộng đó (lúc này gọi là "kẹt người") . . . .chưa kể một số "ít" tranh thủ vẫn sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sẽ trở thành những ông "Hoàng"(thảnh thơi, thoải mái!)

Tuesday, April 5, 2016

Hại và giúp người

Kết quả hình ảnh cho cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán

Có những lúc người ta lại phải cám ơn người đã hại mình! Đương nhiên phải tùy vào các trường hợp cụ thể nào đó: 
- Nhờ bị đuổi khỏi nhà nên mới có ý thức cần phải có nhà riêng . . . . .cuối cùng cũng có nhà riêng!
- Nhờ bị đuổi học nên mới có ý thức tự học . . . . cuối cùng có công việc tốt phù hợp với năng lực!
- Nhờ bị bêu riếu những tính xấu nên có ý thức sửa sai . . . . .cuối cùng trở thành người có văn hóa!
- . . . . . . . .
Ngược lại, thường người ta ít nhớ ơn người đã giúp mình qua những lúc nguy nan!
Có vẻ như có sự ngược ngạo nào đó, nhưng thật ra mọi việc vẫn có những lô gíc của nó:
Gọi là người đã từng hại ta thì "họ" thường ở vai trò "đối kháng"(có khi còn gọi là kẻ thù-dù là người thân trong gia đình), nên khi "thành đạt" với hành động "văn hóa" là cám ơn "kẻ thù" thì cũng vừa để "khoe" và làm "bẽ mặt" kẻ đã hại ta!
Người đã từng giúp đỡ "ta" trong những lúc nguy nan (hàn vi), nhờ đó nay "ta" đã thành đạt như ngày nay, thì kẻ đó thường hay rêu rao là:
- Nhờ tôi giúp mà nay "hắn" mới khá như ngày hôm nay.
Rồi nó lại kể lể với mọi người về quá khứ hàn vi của mình như thế nào! (vì nó biết quá rõ về mình)
Thật đáng ghét; bây giờ nó lại chính là kẻ thù của mình, thù này phải trả đừng nói gì "ta" phải cám ơn hồi xưa nó đã từng giúp mình!