Tuesday, September 30, 2014

Ý thức



"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", thật không không cần bàn cãi thêm, có người nói "theo": ngay như với người "dở" ta cũng học được một vài điều từ "họ"!
Nhưng có điều phải "hiểu" thêm với những ai ở một "vị trí " tương đối tốt hoặc đang có nhiều điều kiện để được đi đây đi đó thì "phát biểu" câu này để "khẳng định" câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một "chân lý"! Nếu "đúng" như thế thì thật "buồn" cho những ai không có điều kiện để "ra đi"!
Hỏi có bao nhiêu người được "đi lên" mặt trăng?
Hỏi có bao nhiêu người được lặn sâu xuống đáy đại dương (gần 11Km)?
Hỏi có bao nhiêu người đã trèo lên đỉnh núi Everrest?
 . . . . . . .????
Trong Khoa tôi làm việc, có một người rất thích chương trình Discovery trên TV sau khi đã kể lại một bộ phim khoa học của chương trình này cho vài người trong Khoa, thấy những người nghe như chưa coi phim đó thì người này "phát biểu":
- Chương trình này hay lắm, xem TV tôi chỉ mở đài này, tiếc cho "mấy người" nhỉ!?
Đúng ra có người đã từng xem rồi nhưng đã được phát rất lâu (nhà "đài" vẫn thường "phát đi phát lại" nhiều lần mà!) nhưng không cảm thấy "phấn kích" như người kia . . . nên "không có ý kiến gì"!
Chẳng trách có người sau khi đi du lịch một số nước đưa ra nhận xét:
- Tôi thấy Singapore là sạch và đẹp nhất!
- Tôi thấy Tokyo là năng động nhất!
- Tôi chỉ thấy Mỹ là đẹp nhất!
- . . . . . . 
Nhưng trong những người này sau khi nói xong bỏ đi, gần đó có vài "miếng" rác người đó còn lấy chân đá văng ra xa . . . .

Sunday, September 28, 2014

Thú tội


Người ta hô hào cho giới trẻ: "Hãy sống với chính mình", trong khi "thông thường" đa phần giới trẻ "họ" chỉ biết có "họ" (và "mặc kệ" mọi người!- trong khi người lớn "tinh" hơn!). Tại sao cứ phải "dòm ngó", "săm soi" xem "họ" hành động ra sao hoặc như thế nào, rồi ý kiến "này nọ" hoặc lại áp đặt "họ" phải làm thế này hay làm thế kia! . . . . .sao đã công nhận "họ" trưởng thành "lâu" rồi mà cứ vẫn đòi mình vẫn là "bảo mẫu" . . . . . .
Nếu mà cứ "như thế" thì chẳng qua "họ" lẫn" bảo mẫu" cũng chưa trưởng thành "tí nào"! Hãy xem:
- Người lớn (già) chỉ khi "thấy" trong người "bệnh hoạn" thì lúc đó mới lo đi tập "dưỡng sinh" - trong khi tuổi trẻ thì họ "phung phí" sức lực vào những lúc gọi là: "hãy sống cho chính mình". . . . .nay thấy "tụi nhỏ" bắt chước giống mình như thời trước thì la rầy cấm đoán đủ điều, đương nhiên lấy "bản thân" mình làm "chứng" cho chúng sợ và tin!
- Ngay trong giới trẻ, một cá nhân nào tuyên bố: "tôi sống với chính bản thân tôi" thì hầu như người đó tự đã xa rời "tập thể", và mọi người cân nhắc có nên giao tiếp với người đó không.
Chưa cần phải nói câu "hãy sống cho chính mình" thì mọi người ai ai cũng sống tự cho chính bản thân họ - chẳng ai sống giùm ai được.
Vậy khi nào nên phát biểu câu này?
- Không lẽ sống như "bản sao" của một ai đó thì sẽ nói câu này!
- Không lẽ sống luôn vì mọi người thì phải nói câu này!
- Không lẽ đi làm bị chửi nhiều thì nói câu này!
-  . . . . . . . . .
Thật ra chẳng cần nói thì mọi người đều biết, do đó ai mà nói ra câu này thì mọi người . . sẽ lánh xa!
Trong cuộc sống ai nói: "tôi là người tốt" thì mọi người không tin!(hoặc nghi ngờ)
Ai tự nhận: "tôi là kẻ xấu" thì mọi người tin ngay!(như một lời thú tội)
"Hãy sống cho chính mình" cũng là một lời "thú tội" vậy!!!!




Saturday, September 27, 2014

Sự tự tin


Người ta nói có 3 thứ quý giá nhất trên đời: sự tự tin, tình bạn và tình yêu. Nhưng trong cuộc sống thì "luôn luôn" không bao giờ "y như lý thuyết" được! Khi đang ngây ngất trong tình yêu thì cùng lúc bạn đến thăm, theo mách bảo của "sự tự tin", tạm gác tình yêu qua một bên mà đến với tình bạn! Đi với bạn tận khuya mới về nhà, "tình yêu" đã đi ngủ sớm mất tiêu rồi, "sự tự tin" nay cũng tan biến . . . . .cuối cùng ôm mộng với nỗi "cô đơn" (coi như mất hết cả 3 thứ "quý giá") . . . . .
Ví như ngược lại, tạm bỏ "tình bạn" mà vẫn giữ tình yêu theo mách bảo của "sự tự tin", thì lúc này còn giữ được 2 thứ "quý giá". . . . . .
Thế nên "thủ phạm" lại do "sự tự tin" mà ra: "khôn nhờ, dại chịu" . . . . . .
Thực tế "sự tự tin" là "tổng hợp" những trải nghiệm trong cuộc sống: ý thức, văn hóa, trách nhiệm, lòng yêu thương . . . . . ., vậy nếu "kinh nghiệm" có nhiều thì ta càng có thể cùng giữ càng nhiều thứ "quý giá" trong cuộc sống.
Tuy nhiên có một thứ mà sự quý giá cũng thật đáng "nể", đó là sự "hữu duyên", nếu thiếu "nó" thì nên nghe ca khúc: "Đời tôi cô đơn" (sáng tác Đài Phương trang).
Dù sao cũng rút được kinh nghiệm là trong một không gian và một thời gian nào đó, thì chỉ nên xuất hiện hoặc là tình bạn, hoặc là tình yêu và chỉ có "sự tự tin" sẽ sáng suốt để lựa chọn!

Đời Tôi Cô Đơn

Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn
Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành
Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang
Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi
Đời tôi cô đơn nên yêu em chẳng bao lâu
Ngày mai đây em lên xe hoa bước theo chồng
Đời tôi quen cô đơn nên tôi chẳng trách em
Tôi quen rồi những chuyện dang dở từ khi mới yêu
Tôi quen tôi đã quen rồi em
Dang dở khi tình yêu tôi không xây trên bạc vàng
Tôi quen tôi đã quen rồi em
Em khóc làm chi nữa bận lòng gì kẻ trắng tay
Tôi xin xin chúc em ngày mai
Hoa gấm ngọc ngà luôn vây quanh em cả cuộc đời
Riêng tôi duyên kiếp luôn dở dang
Nên suốt đời tôi vẫn yêu cô đơn như tình nhân
Đời tôi cô đơn bao năm qua vẫn cô đơn
Dù ai đẹp đôi nhưng riêng tôi vẫn lạnh lùng
Trời cho tôi cô đơn bao nhiêu lần nữa đây
Tôi không hề trách đời hay giận đời mau đổi thay

Wednesday, September 24, 2014

Niềm vui trong nỗi buồn



Còn một chút nắng của buổi chiều,
Khơi lên trong lòng những niềm riêng.
Vui vì giây phút sắp đoàn viên,
Lo ai về muộn đầy mỏi mệt.
Buồn ai một ngày không như ý,
Sợ ai dằn vặt mãi khôn nguôi.
Hai mặt muôn đời của cuộc sống,
Vui trong chốc lát buồn dài hơi.
Ngày nào về nhà buồn đi vắng,

Nụ cười theo đó cũng không duyên.
Hôm nào nỗi buồn đang ngự trị,
Lại thấy nụ cười đẹp làm sao.
Hỏi sao ai mang vẻ mặt buồn,
Đổi một nụ cười vẻ thảnh thơi!
Niềm vui nhỏ trong nỗi buồn lớn,
Hạnh phúc theo đó lớn lên nhanh.
Đêm không trăng, sao giăng đầy trời,
Le lói xa kia ánh sao rơi!
Chớm lên hy vọng của ai đó,
Mộng ước vô cùng một người điên.

Monday, September 22, 2014

Liều thuốc


Tôi bàn với vài người xem những khi trong lòng buồn bực thì ráng kiếm (nhớ) những chuyện vui để khỏa lấp và tạo sự phấn chấn, mọi người hầu như "tán thành" ý kiến này, ngặt nỗi ở những lúc đó thì mọi người lại chưa "nghĩ" ra chuyện nào là vui! mà nếu có "nghĩ" ra một chuyện "vui" nào đó thì "đã" là quá khứ, nên khi nhớ ra khi tâm trạng đang buồn bực thì càng làm cho "buồn" thêm!(vì luyến tiếc!).
Có vẻ như câu: "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", thật là cái vòng luẩn quẩn!
Tuần rồi đi thăm một người bị bệnh khá nặng (gia đình khá giả), hỏi thăm bệnh tình rồi có người giới thiệu tên một bệnh viện nổi tiếng và kèm theo tên một vị bác sỹ quen, nhưng không làm người bệnh vui lên với "tia hy vọng" nào, có người gợi ý "gom" tiền mọi người (đi thăm) để "ủy lạo" cho người bệnh thì "bệnh nhân" càng "gắt um" lên! và tỏ ý phật lòng . . . . . . có người giới thiệu một "dự án" có vẻ khả thi và sẽ mang về một món lời lớn cho gia đình (dân kinh doanh) thì thấy "bệnh nhân" vui lên hẳn, sau hôm đó thì bệnh tình người đó có vẻ thuyên giảm.
Liều thuốc "kinh tế" xem ra khá hữu hiệu chuyên trị những căn bệnh: buồn vô cớ (vu vơ), sầu thảm, bệnh tình . . . . . .tuy nhiên "cách" đưa thì cũng phải "tâm lý" . . . .
Hơn một năm trước, thằng em họ chạy xe "Dream" vô hẻm không kịp tránh một đứa bé (khoảng 8 tuổi) làm nó bị té trầy chân và chẩy máu một ít (nhưng nó không khóc lóc gì), cha của đứa bé đang ngồi nhậu gần đó chạy lại to tiếng và thái độ rất hung hãn, thằng em họ nhỏ nhẹ nói:
- Tôi xin lỗi, tôi sẽ bồi thường tiền thuốc men và tiền bệnh viện . . . . 
- Bao nhiêu? Bệnh viện xa lắm! Người cha nói.
- Tôi sẽ chở đi. Thằng em họ nói.
- Không được, đưa tiền đây, tôi phải chở nó. Người cha nói.
Thằng em ngần ngừ, móc trong túi tờ 500 ngàn (đồng) đưa cho người cha:
- Tôi xin lỗi, cho tôi gởi tiền và anh đưa cháu đi bệnh viện giùm . . .
Người cha vẻ mặt rạng rỡ, đưa tay nhận tiền:
- Được, để tôi! anh đi đi!
Một người dân đứng gần đó nói theo:
- Lần sau có thể đụng thằng bé đó thoải mái!

Monday, September 15, 2014

Cái gương


Người "lớn" luôn là tấm gương và người "nhỏ" thường theo đó mà "noi" theo (một số không soi gương), gương thì cũng có đủ loại gương, loại tốt là soi vô thấy "y hệt" như "thật" nên gọi là loại tốt nhất = gương tốt, loại "đặc biệt" khi soi vô lại thấy "đẹp" hơn, đương nhiên không giống như thật, nên gọi là gương "kỳ diệu" = gương nịnh, loại "xấu" (hàng dạt-gương cầu lồi hay lõm) soi vô thấy bị biến dạng, méo mó đương nhiên không giống thật nhưng có khuynh hướng làm xấu đi cái thật, nên gọi là gương "quỷ" = gương xấu.
Chẳng trách "con trẻ", "cấp dưới" cứ nhìn lên "trên" để "soi" (gương) mà bắt chước theo. Cái này thì gọi là "dây chuyền" (không phải "di truyền").
Có người hỏi: cha đi "ăn cướp" mà nuôi con học luật, sau này ra trường trở thành luật sư, vậy có hai trường hợp:
- Vì là con nên sẽ "cãi" (bảo vệ) cho cha sao cho giảm được tội nhiều nhất.(thành có hiếu)
- Vì là bảo vệ công lý trên hết nên sẽ "truy" tất cả những "tội ác" của người cha mà buộc tội.(thành bất hiếu)
Vậy đứa con phải chọn "cách nào"?

Đây là câu hỏi thực (tế), nhưng "tiên đề" là "không đúng" (giống như bài toán hỏi tuổi thuyền trưởng), người cha đi "ăn cướp" mà nuôi người con ăn học để sau này thành luật sư đã lộ rõ "gian ý" là để sau này "nó" cãi sao tôi lỗi của ông ta được giảm (nhẹ tội) (1), khi người con đi học mà đã có ý thức (vì đang ở tuổi trưởng thành) thì đầu tiên phải "từ chối hợp đồng" này ngay từ đầu (điều này cho thấy "chưa" cần học luật thì vẫn có thể "nhận biết" được "lẽ phải -luật luôn bảo vệ lẽ phải -luật từ ý thức của con người) (2).
Do (1) và (2) về "nguyên lý" sẽ không có bài toán này, mà nếu có (trong phim truyện-hoặc ngoài đời) thì "đáp số" cũng là "vô định": "đáp số" nào cũng "có", nhưng không có cái nào là "chân lý" cả!!!(vì đã soi phải một cái "gương xấu"!).

Sunday, September 14, 2014

Chung cư


Cả một tòa nhà chung cư có gần 100 hộ, 5 tầng lầu, 2 thang máy, 1 nhà để xe . . . . 
Mỗi thang chuyên chở tối đa 15 người, nên vào những giờ cao điểm mọi người có thói quen "chen lấn" để vào buồng thang máy, theo "nguyên tắc" mạnh được yếu thua, không ai có khái niệm "xếp hàng", còn nhường nhịn lại là thứ "xa xỉ"!
Nói về lúc gởi xe thì cũng phải "đa mưu túc trí" ngoài sự chen lấn, thấy "địch thủ" có ý định "vươn lên", thì phải đánh lạc hướng "chêm" bánh xe trước chặn đầu "đối thủ", thấy "địch" từ xa thì phải phóng xe thật nhanh hầu giành chỗ trước . . . . . 
Hôm đó có một công trình phụ bên ngoài đang thi công dang dở, vô tình làm chặn đường thoát nước, ngẫu nhiên trước khi vô bãi gởi xe là một vũng nước sâu cũng khoảng 3 tấc (30 cm), làm mọi người hầu như đều bị ướt chân và lấm bẩn(!), có một người sau khi đã cất xe xong xuôi, đi ra chỗ công trường lấy một tấm ván đem lại làm thành cầu tạm bắc qua vũng nước trước khi vào chỗ gởi xe, tuy nhiên bề ngang tấm ván hơi hẹp nên người này lại lấy thêm tấm nữa, một người khác thấy vậy cùng "hỗ trợ":
- Chắc phải lấy thêm tấm nữa cho đủ rộng để mọi người dễ đi.
Thế là hai người đem thêm hai tấm ván nữa cho "cầu" được rộng rãi. Tuy nhiên đúng lúc hai người này chuẩn bị đặt tấm ván xuống thì có một cô gái (khoảng 20, 22 tuổi) đang cho xe chạy trên tấm ván trước, la lối:
- Mấy người làm ăn kiểu gì để mọi người phải khổ sở thế này!
Biết là cô gái này hiểu lầm hai người là công nhân của công trình, nên một người giải thích:
- Cô ơi, tôi cũng là người dân ở chung cư này như cô thôi, thấy bất tiện nên chúng tôi tự làm cho mọi người.
Cô gái lầm bầm trước khi cho xe chạy:
- Dân chung cư đâu có ai "thèm" làm như vậy!

Cho người bạn


 "Một đi không trở lại"; câu nói "nghe" có vẻ rất giang hồ, một tâm lý trong tôi như vậy sau mỗi lần tôi dọn sang nhà mới! Trở thành một thói quen khi qua nhà mới thì nơi ở cũ bị "xóa sổ" ngay lập tức, nay có những con hẻm (hầu như tôi luôn sống ở những căn nhà trong hẻm) mà tôi không bao giờ tới nữa:
- Hẻm 48 Hòa Hưng.
- Hẻm 246 Hòa Hưng.
- Hẻm 18 trần Quang Diệu.
- Lô B2 cư xá 304, Văn Thánh.
- Lô C chung cư Tân Phú.
- Hẻm 9 Lương Ngọc Quyến.
May là hiện nay tôi không quen ai mới ở những con hẻm này, để lý giải "một đi không trở lại" những nơi đã từng ở, theo tôi cũng đơn giản:
- Không còn quen ai ở những nơi đó nữa.
- Quan trọng nhất là tôi không muốn trở về những nơi đã từng sống để hồi tưởng lại kỷ niệm tại đây, tôi đã còn có giữ những tấm hình chụp thời đó, vậy là đủ!
Một người bạn của tôi, sau 20 năm định cư ở nước ngoài, trải qua bao nhiêu thăng trầm, trắng tay, trở về Sài Gòn, đành lánh tất cả người thân còn ở Sài Gòn (vì sự thất bại), tự bươn trải từ hai bàn tay trắng!
Không thể lưu luyến hay dằn vặt với những kỷ niệm dù đẹp đẽ hay xấu xa, phải nhìn vào hôm nay cho tương lai. 
Sài Gòn còn có bao nhiêu con hẻm mà tôi và bạn chưa từng đi qua?
May mà Sài Gòn lớn lắm, thật bao la!

Saturday, September 13, 2014

Sài Gòn 2014


Trưa nắng Sài Gòn đã bao năm,
Tôi đi ngàn lần da vẫn cháy.
Mưa Sài Gòn dù ngày hay đêm,
Bao năm qua người vẫn không khô.
Những lúc về nhà trời đang nắng,
Áo quần ướt sũng như vẫn quen.
Ngồi trên gác xép nhìn trời mưa,
Bâng khuâng chắc đó là Sài Gòn.
Cà phê góc phố đường Lê Lợi,
Lại thấy thân quen tự bao đời.
Cho dù Sài Gòn thay áo mới,
Vẫn là Sài Gòn của muôn người!

Monday, September 8, 2014

"Luật sư"



Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. (trích từ Wikipedia). Cách nay hơn 20 năm, vì "dân ngành điện" cũng thường có một số "tố chất" của luật sư, nên khi làm việc cùng nhau mà xảy ra tranh luận (về chuyên môn) thì mấy "ông" này "cãi nhau" khiếp lắm, thường người nào hầu như cãi thắng được các cuộc tranh luận (>90%) thì được phong là "luật sư"(dân điện); lý do theo tâm lý nghề dân điện vận dụng khá nhiều nguyên lý, định luật, các sự vật hiện tượng vật lý . . . .nên hay "cãi lý" rồi dẫn sang "lý sự" . . . . . . 
Nhưng nay thì "công dân điện" không còn độc quyền được nữa, mọi thành phần, tất cả các ngành nghề đều có thể "cãi nhau" (cãi chầy cải cối), lý sự đủ mọi kiểu . . . . .bài hôm trước tôi có viết rồi (bài: nguyên nhân), nay thấy hình như họ chia ra 2 "phe" rõ rệt và nhất định chưa phân thắng bại! Nói thêm một tính chất của người "luật sư" là: không bao giờ phải xin lỗi thân chủ khi mình nhận bảo vệ quyền lợi mà không thành. Do đó trong "kỳ" tranh luận về "bài toán con gà" (đang "hot") thì hiện nay không thấy ai phải "xin lỗi" ai cả, trên TV trong 1 vở hài kịch, 2 diễn viên hài diễn có đoạn thoại sau:
 . . . . . 
- Xích lô từ đây về chợ Bến Thành là bao nhiêu?
- Chú cho năm chục.
- Ô kê!
Cảnh tiếp tiếp theo (khi đến nơi):
Ông xích lô nói:
- Năm chục là năm chục "đô"(tiền Mỹ), làm gì mà là năm chục ngàn đồng(tiền Việt)!
- . . . . . . 
Năm 1988, hai người buôn bán quen nói với nhau:
- Lô hàng này tôi trả ông "một" nha!
- Ô kê.
Sau đó người mua trả người kia "một" triệu đồng, trong khi người bán lại nghĩ "một" là "một" chỉ vàng. (thời điểm đó 1 chỉ vàng = 1 triệu 3 trăm ngàn đồng)
Có quy luật nào để mọi người "thỏa thuận" khi không cần nói đến "đơn vị" không nhỉ!!!???
Có người nhận ra bài 4, GV đã sửa còn bị sai nữa!(có cần xin lỗi không!)
Các con số chỉ là các con số "vô hồn" (vô tội!) mà như nhiều người "không cần biết" (thế làm sao mà "đi ký được hợp đồng!? mà có ký được thì chắc thành "luật sư"!!!)