Saturday, January 31, 2015

Môn học khó


Sinh viên thường than phiền có một vài môn học hầu như không ai "nuốt nổi", nó hoàn toàn lý thuyết . . . . .để giải quyết một vấn đề nào trong đó thì chỉ việc sử dụng công thức, tuy nhiên chỉ biết chấp nhận các công thức có sẵn mà không tìm đâu ra tài liệu để chứng minh công thức đó!
Sinh viên hỏi giảng viên:
- Thầy ơi, môn này sau này thường được áp dụng ở đâu ạ?
Giảng viên mỉm cười:
- Ở Việt Nam mình học để tham khảo hoặc để đón đầu thôi, các nước phát triển thì họ ứng dụng được.
. . . . . . . . . . . .
Học sinh cũng thường than thở có những môn học "khó vô", lại nữa là những môn mà sau này không nằm trong danh sách các môn để thi tốt nghiệp.
. . . . . . . 
Quan niệm thế nào là một môn học "khó"!
"Nó" có thể xem đến câu nói của Nguyễn Bá Học: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" thì ý chí con người là "quyết định".
"Biển học thì mênh mông", liệu tất cả các môn học có trong trường lớp là đã đủ! Chắc chắn ta sẽ không bàn tới sự chuẩn xác của các môn đã được chọn hiện nay, vì "kiểu nào" thì sinh viên và học sinh muốn tiến bộ thì luôn phải tự học bằng mọi cách và những gì "cảm thấy" hữu dụng (thường thì "cái nào" cũng đều hữu dụng).
Trong giờ học môn PLC, một số sinh viên tranh thủ mở "game" có sẵn trong hệ điều hành để chơi vui, giảng viên bắt gặp và phân tích:
- "Game" không phải là xấu, nhưng "chơi" trong giờ học môn chuyên ngành thì là sai, nếu em chứng tỏ trình độ là một "game thủ" thì hiện giờ em đang ngồi lộn chỗ, còn nếu trình độ "game" còn kém thì phải tìm nơi dạy "chơi game" đàng hoàng và phải ngoài giờ học tại trường này!
Bà mẹ mua cho đứa con trai trái banh nhựa, thế là cậu ta hớn hở đá vô vách tường "rầm rầm", lại đòi đem banh ra đường rủ thêm mấy đứa trong xóm chia phe ra đá với nhau . . . . . .ghiền lắm, chiều nào cũng tổ chức đá banh . . . . . .đến một hôm ông bố nói với đứa con trai:
- Từ mai bố gởi con học trường năng khiếu để định hướng tương lai con là cầu thủ đá banh, chịu không?
Đứa bé nghe vậy phụng phịu:
- Thôi con đá banh giở lắm, đâu có năng khiếu gì đâu, con muốn sau này là kỹ sư vi tính thôi, mai con cho tụi trong xóm trái banh.

Thursday, January 29, 2015

Điểm số


Các chàng thanh niên bàn nhau cho "điểm sắc đẹp" của một cô gái; người thì cho 5 điểm đối với cô gái này (tương đương điểm trung bình = sắc đẹp trung bình), người thì cho 7 điểm với một cô khác (= khá đẹp), người cho 9 điểm cho một cô nọ (= quá đẹp nhưng chưa thể thi hoa hậu!) . . . . . một cách tương đối thì bắt đầu từ người (cô gái) được cho điểm 10 thì hầu như khó tìm được "tì vết" nào để chê cho nhan sắc cô gái đó, trừ phi "soi mói", cố công "bới lông tìm vết", ở giá trị điểm 10 này nó còn ẩn chứa trong đó "tứ đức": công, dung, ngôn, hạnh tại ngay thời điểm được đánh giá (vì sau đó thì chỉ có "trời" mới biết). Dù sao nhờ thang điểm này nó đã "mã hóa" tổng hợp các "tiêu chí" đánh giá!
Nếu hai người hỏi thăm nhau về con cháu của nhau, một người phân tích, mổ xẻ tất cả hành vi của con họ từ ăn uống, học tập, tính tình . . . . .sau một hồi nghe xong, người kia cũng không nhận ra "đặc tính" theo tính cách của con trẻ người đó thuộc dạng nào! ngoan, hiền, dữ, ác, thông minh, ngu đần . . . . .nếu là ngoan thì ngoan "nhiều" hay ngoan "ít" hoặc ngoan "vừa vừa"! tương tự hiền, dữ hoặc ác, thông minh và ngu đần cũng có các cấp của nó. . . . .đơn giản hơn có phụ huynh sau một lúc suy nghĩ và cuối cùng "công bố":
- Tôi cho con tôi 7 điểm lúc này, hy vọng sau này mỗi lúc số điểm sẽ tăng nữa thì tôi hạnh phúc lắm!
 . . . . . . . .
Một đồng nghiệp hỏi:
- Bà xã cho ông mấy điểm?
Người nọ vui vẻ trả lời:
- Tôi là số một (= hạng nhất), bả cho tôi 10 điểm!

Tuesday, January 27, 2015

Phá bĩnh





Hơn mười năm trước tôi còn chơi quần vợt, có một lần ngẫu nhiên tôi đánh hư liên tiếp hai trái, "vô duyên" ở chỗ trái hư đầu thì tôi than "chết cha", rồi trái hư kế tiếp tôi lại than "chết mẹ" . . . . thế là một tay vợt trong sân chế giễu tôi:
- Bộ cha mẹ ông chết hết rồi sao!
Đúng là cha mẹ tôi đã mất cách đó vài năm rồi, nhưng không vì đó mà tôi phải xác nhận lại theo câu hỏi "chế giễu" của người đó!
May mà tôi không có tật chửi thề, nhưng thật tình tôi học các câu trên ngay từ cha mẹ tôi lúc họ còn sống, kế tiếp là các anh trong gia đình, có thể xem đó là câu ta thán "thương hiệu" của gia đình . . . . .
Có nhiều nhà thì dùng tiếng Đan Mạch (Đ. M), . . . . . .mỗi nhà mỗi kiểu, nhưng ai ai cũng đều hiểu đó là câu than hoặc chửi thề .
Do vậy trong cuộc sống tự mỗi người cũng đều biết thế nào là một câu than hay chửi . . . . nếu không còn câu nào để đùa thì cứ bắt lỗi theo từng từ của câu than hay chửi của ai đó mà lấy làm vui!
- Chết cha tôi rồi!
Đó là câu "la làng" năm tôi 10 tuổi (đương nhiên lúc này ba tôi còn sống sờ sờ) khi tôi lấy búa đóng vào . . . tay, trong khi mẹ tôi đứng gần đó chạy lại hỏi:
- Có sao không con!
Nếu hôm đó mà có một "kẻ phá thối" nào có mặt, chắc hẳn hắn sẽ nói:
- Ban ngày mà làm gì có sao!

Friday, January 23, 2015

Háo hức


Sắp hoàn thành một "công việc"(thường là quan trọng), khiến trong lòng thật "háo hức", nôn nao . . . . ., "xong việc" thì một tâm trạng thật là "trống rỗng", thoáng gợn một nỗi "buồn"(!) . .. . .
Chẳng thế mà năm nào cũng đều háo hức chuẩn bị bao nhiêu "công việc" để đón xuân . . . . .rồi xuân đến . . . .và xuân đi . . . . . .
 
Ôi xôn xao như trẻ được quà,
Thật hạnh phúc như lời nói yêu.
Vui sướng nào yến tiệc rất ngon,
Háo hức nào khi đón xuân về.

Xuân khoác đủ màu sắc của hoa,
Tiết trời lại ủng hộ cùng xuân.
Xuân thiêng liêng tự tâm con người,
Chia sẻ nhau, xóa bao hờn giận.

Lòng chợt buồn nghĩ xuân lại đi,
Cành hoa tàn, tiết trời đổi thay.
Sợ lòng người lại mau hờn chán,
Chỉ mong giữ xuân mãi trong lòng!

Friday, January 16, 2015

Bị chửi



Là người làm công ăn lương, khó ai thoát khỏi cảnh bị "chủ" la mắng, trong đó người chủ có thể là chính là chủ của "doanh nghiệp", có thể chỉ cần có "chức" lớn hơn, nên thường gọi chung là "xếp" (theo cấp bậc hay quản lý . . .)'
"Dân gian" ít khi gọi là "la mắng" mà gọi tắt là "chửi"!
Theo thông lệ ai càng chịu đựng càng nhiều "tiếng chửi" thì thường cuối cùng cũng đạt được "ý nguyện"; có khi lại được tăng lương "đột xuất" hoặc thăng chức (do "công sức" chịu nghe "chửi"(!)), còn gọi là "phụ cấp nghe chửi"!
Một số người "yếu bóng vía" hay mau "tự ái" thì bỏ việc ngay lập tức, nhưng trong số những người này sau đó thì "nhảy việc" liên tục . . . thường lâm vô trạng thái "thất nghiệp thường trực"!
Đương nhiên vẫn tồn tại một số nhân viên "lì lợm" . . . .nghĩa là "dám cãi lời xếp"! Về "tương quan" lực lượng thì những người này và "xếp" như có "dây mơ rễ má" là họ hàng, quen biết hoặc thậm chí do "năng lực":
- Vợ của "xếp" lại là "lính" của "ông già" thằng nhân viên.
- "Thằng lính" này tuy bị chửi nhiều (do thói quen) nhưng chỉ có nó là làm được việc thôi.
- . . . . . . . .
Luật bất thành văn đến nay là:
- Bị chửi mà không cãi lại, chịu đựng được thì sau này có lương cao nhất.
- Bị chửi nà dám cãi lại nhưng không "thể" đuổi được thì lương "làng nhàng".
- . . . . . . . . .

Hôm khác ta sẽ phân tích "tâm lý" vì sao "xếp" luôn thích chửi!!!!