Monday, September 2, 2013

Trường đời

 
Kế hoạch mở trường để "dạy" cho người lớn có lẽ đã "phá sản" từ ý nghĩ, mặc dù người ta chấp nhận môi trường đó là "trường đời", nhưng trường này (trường đời) thực ra người ta tự "dạy" nhau nhiều "mánh khóe làm ăn" hơn là "dạy lẽ phải":
  • Có giáo án nào dạy cách "đưa phong bì".
  • Có giáo án nào dạy cách "trả thù" đối thủ (đe dọa, thanh toán).
  • Có giáo án nào chỉ cách "mua bằng và "thăng quan tiến chức".
  •  . . . . . .
Rõ ràng là không! Những điều đó đều do "tự học"!
Thực ra sách dạy làm người, dạy cách đối nhân xử thế cũng khá nhiều, nhưng mọi người xem như dạng để "tham khảo" (lý thuyết) và hầu như ít được "áp dụng" (thực hành). 
Vậy thì bế tắc sao!!??
Có đó, "trường đời" bao lâu nay là "pháp luật", chỉ có điều, tính "cập nhật" và sửa đổi bổ sung nói chung là chậm với thực tế (tất cả các nước trên thế giới). Về triết lý của pháp luật hiện đại, người ta cũng chỉ soạn ra bộ luật "đúng cho đến ngày ban hành" . . . . . .dẫu sao mọi công dân đều phải sống và làm việc theo pháp luật - đó chính là "trường đời".


Đọc thêm: Gustav Radbruch (1878–1949) là ông tổ của ngành triết học pháp luật ở Đức, đồng thời là một trong những nhà triết học pháp luật có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX.
. . . .ông đi đến nhận định không phải tất cả mọi thứ mà đem lại lợi ích cho con người thì đều là luật. Mà những gì là luật, chỉ khi đó là lẽ phải và có ích cho tất cả mọi người. (trích trong Triết lý pháp luật hiện đại của Radbruch)

No comments:

Post a Comment