Friday, August 8, 2014

Vua một cõi



Thông thường mỗi giáo viên "đứng lớp" đều tự đặt ra một "bộ luật" cho chính mình để "quản lý" lớp học mà mình đang phụ trách, "bô luật" này thì thường là "bộ luật" (văn bản) dưới "luật" (quy chế) được nhà trường ban ra . . . . trên nữa còn có Sở, Bộ . . . . . Đa phần thì "vận dụng" và :phát huy" khá hiệu quả.
Cá biệt có một vài giáo viên tự đặt ra những hình phạt "hãi hùng" (bắt ăn ớt, nhúng đầu vô thùng nước bẩn, thụt dầu, quát mắng "vô lối" . . . .); trong khi theo quy định thì giáo viên chỉ có quyền sử dụng "hình phạt" là "điểm số", những "lời phê" hay cao nhất là "trả học viên" lên Ban Giám Hiệu.
PGS-TS Vũ Quốc Trung cho rằng câu trả lời của Hoàng Bách chưa chính xác.Về "nội dung" giảng dạy thì nhà trường thường "khoán" nốt cho giáo viên, thế là Thầy trở thành "vua một cõi"; Thầy sẽ "là tất cả"; "nói sai" hay "từng câu, từng chữ" đã "ban ra" thì khi "làm kiểm tra", học viên nào tự ý "sửa đổi" thì đều coi như là sai cả!. Thế mới có vụ lùm xùm trong kỳ thi "Đường lên đỉnh Olympia" 2014, khi người trong cuộc "bảo vệ" "quan điểm" của mình thì chẳng ai có thể cãi được nữa, hơn nữa trong đó còn có cả các vị Phó Giáo Sư, Tiến sỹ . . . . (miệng kẻ sang có gang có thép!).
Ai cũng thấy Giáo dục với đối tượng là "học viên", ngày nay còn được hô hào "phát huy tình tự chủ của học viên", mới thấy "nói và làm" vẫn còn khác xa, chưa kể sẽ không còn thấy một "bóng dáng" của "văn hóa" nào mà "học viên" học được khi "nhìn những cảnh này "vẫn" diễn ra" (người "lớn" thì không cần xin lỗi với "tép riu"!). Ngẫm câu: "thượng bất chính hạ tắc loạn" mà qua kỳ thi "Đường lên đỉnh Olympia" 2014 vừa qua thì nét văn hóa là mọi người lại được thấy đáng "phục" với thí sinh về nhì và cả gia đình cậu ta thật đáng "biểu dương". Giáo dục đôi khi phải trải qua quá trình "ngược" (giống như trong phim "Thầy lang") để "chuyển mình", mong sao được vậy!!!!

No comments:

Post a Comment