Thursday, March 27, 2014

Học và hành


Có người ngộ nhận là khi thấy ai đó có trình độ học vấn cao thì "mặc nhiên" xem như người đó có "trình độ văn hóa" cũng cao luôn!
Để đánh giá "trình độ văn hóa" của một người nào đó, thì chỉ có thể quan sát hành động cụ thể của người đó qua cách mà người đó thể hiện.
Không thể nghe một ai đó trả lời hay định nghĩa về lòng tự trọng, sự liêm sỉ, danh dự . . . . một cách "thuộc lòng" và rạch ròi . . . .thì sẽ cho là người đó có lòng tự trọng, sự liêm sỉ, danh dự . . . .
Phải "nhìn xem" họ đã và đang làm gì, ra sao và như thế nào!?
Ngày nay có thể chưa cần đi ra ngoài nước, mà những người sống trong nước vẫn có thể "giao thoa" với văn hóa của các nước trên thế giới, nhưng xét theo "văn hóa bản sắc dân tộc"(?) thì sẽ có những "cái" mình nên theo và có những cái mình nên hạn chế; như:
- Không nên "phát huy" loại "văn hóa li dị", đồng thời phải bỏ "văn hóa chồng chúa vợ tôi (tớ)".
- Nên "phát triển" loại "văn hóa từ chức"'
- "Phát triển văn hóa" xếp hàng.
- "Phát triển văn hóa" dừng xe khi đèn đỏ (đèn tín hiệu giao thông) tại đúng vạch.
- . . . . . . .
Văn hóa của một dân tộc là sự chọn lọc cái "hợp lý" tương ứng với "nếp sống văn minh" của dân tộc đó! Trong xu hướng hội nhập, ngay từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay thì "môn nhảy đầm" (dancing) được "chấp nhận" nhưng chỉ "nổi đình nổi đám" cho lứa tuổi thanh niên đến tuổi trung niên, nhưng khi "về già" thì "văn hóa bản sắc dân tộc" trỗi dậy", còn thấy ai mà nhảy nữa . . . .
Từ đó ta có thể "nhìn ra::
- Trình độ học vấn là sự đánh giá trên lý thuyết; sẽ có người có trình độ cao và người có trình độ thấp thông qua văn bản (bằng cấp) và lời nói (hùng biện)*.
- Tương tự như vậy sẽ có người có "văn hóa cao" và người có "văn hóa thấp" (thậm chí có người được gọi là "vô văn hóa"), tuy nhiên "trình độ văn hóa" không có tổ chức để thi lấy bằng cấp! mà chỉ có cộng đồng đánh giá, được thể hiện qua câu: "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Đánh giá "văn hóa" phải qua cử chỉ và hành động của con người (làm được).
*Vì sự đánh giá của học vấn thường thông qua một "bộ phận" chức năng, mà "bộ phận" này thường "hay dễ bị qua mặt" (vô tình hay cố ý). Lâu nay số người "nói được" thì nhiều hơn số người "làm được"! Học vấn là "học", văn hóa là "làm"!

No comments:

Post a Comment