Saturday, September 5, 2015

Hướng công nghệ

Kết quả hình ảnh cho chế tạo inverter

Cách nay khoảng 15 năm, một trường Đại học (Việt Nam) "làm ra" một "cục" PLC (Programmable Logic Controller), tuy nhiên nó to gần gấp 10 lần các sản phẩm của thương hiệu nước ngoài (trong đó có cả Trung Quốc), mục đích của sự ra đời "cục" PLC này của Trường Đại học đó là "mô hình" dàn trải (phóng to lên) để sinh viên dễ dàng nghiên cứu và học tập(!)
Câu hỏi đặt ra là: "Người ta" sẽ học được cái gì từ mô hình này?
So sánh hơi "khập khiễng":
- Người điều khiển xe (tất cả các loại) có nhất thiết phải hiểu biết chính xác các chi tiết và cấu tạo của cái xe đó không? Trong khi "công việc" của người lái xe là "kỹ năng điều khiển xe"!
Hơn một năm trước Google đã ra đề thi: Google treo giải 1 triệu đô cho người thu nhỏ kích thước máy biến tần điện
 Trong đó có những lưu ý sau:
. . . . .Giảm kích thước máy biến tần xuống mức có thể sử dụng được – khoảng 655 cm khối – sẽ làm cho chi phí sản xuất rẻ hơn. Theo cách này, phiên bản cuối cùng cho cuộc thi là mở rộng việc sử dụng năng lượng mặt trời tại các gia đình, dẫn tới các lưới điện phân phối hiệu quả hơn và giúp mang điện đến các vùng xa xôi, hẻo lánh. . . . .
. . . . . Google tin rằng một loạt các chất bán dẫn band-gap rộng (WBG) mới có như gallium nitride (GaN) và silic cacbua (SiC) sẽ có thể là dạng thiết bị tốt nhất để kết hợp vào các thiết kế và hãng đang tích cực thúc đẩy sử dụng chúng. Google đã cung cấp một danh sách các nhà sản xuất thiết bị WBG vốn có trang web mô tả công nghệ của họ mà sẽ chỉ ra chi tiết cách các thiết bị của họ sẽ cho thí sinh ưu thế trong cuộc thi. . . . . .
. . . . .  Đến 18 thiết kế dự thi sẽ được xem xét vào vòng chung kết thử nghiệm và người tham sẽ được yêu cầu tự mang máy biến tần của mình đến một cơ sở thử nghiệm ở Mỹ vào ngày 21/10/2015. Sau loạt đánh giá được tiến hành trên 100 giờ thử nghiệm và xác định bởi một ban giám khảo, các thiết kế nhóm hoặc cá nhân đáp ứng tốt nhất yêu cầu sẽ được tuyên bố người chiến thắng. . . . .
Một bài báo từ VNEXPRESS
Ngành điện tử dân dụng có nguy cơ phá sản

. . . . .  thực ra VN đã có mong muốn phát triển ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng từ 30 năm nay. Năm 1974, Nhà nước đã đầu tư một số vốn khá lớn để sản xuất bóng bán dẫn 3 chân, năm 1982 đầu tư dây chuyền sản xuất mạch in tại công ty điện tử Tân Bình, năm 1984 thành lập hẳn Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học để phát triển ngành này song thực tế cho đến nay hầu như không có dự án nào thành công. Nửa đầu những năm 90, một số liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất linh kiện như Daewoo Hanel, Daewoo Viettronics, Hồng Việt... được thành lập nhưng nay nơi thì giải thể, nơi chủ yếu gia công lắp ráp... Nguyên nhân khiến nội địa hoá ngành này cực thấp theo lý giải của các doanh nghiệp là do sản xuất linh kiện đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, quy mô lớn, đầu tư nhiều cho nghiên cứu thiết kế và phải tìm được thị trường xuất khẩu. Hiện nay, các tập đoàn trên thế giới đều có kế hoạch tổ chức sản xuất tập trung ở một vài cứ điểm, việc phát triển phần cứng phụ tùng ở VN do đó không được họ quan tâm đến.
 Một trong những hướng đi khả thi nhất với VN đang được các doanh nghiệp ấp ủ là tận dụng ưu thế con người để phát triển mạnh thiết kế phần mềm ứng dụng, đa dạng hóa mặt hàng để tạo ra giá trị gia tăng thoát khỏi công nghiệp lắp ráp. Bởi trong tương lai các sản phẩm điện tử sẽ có sự kết nối giữa đồ điện gia dụng, công nghệ thông tin và viễn thông...

No comments:

Post a Comment