Tuesday, August 20, 2013

Tranh luận


Những cuộc tranh luận "tự phát" thì luôn luôn là những tranh luận suông, thường "không đi đến đâu", nhiều khi chỉ cần một người nói chưa hết ý của vấn đề, thì cũng đã bị "bắt bẻ" rồi, thế nhưng người đó (người bắt bẻ) lại cũng không dùng "đúng từ" để phản bác, lại nảy sinh mâu thuẫn với ý nghĩ của người phát biểu . . . .
có những tranh luận kết cục nó đi xa khỏi vấn đề đầu tiên, mà ngay cả những người tranh luận không rõ mục đích chính của cuộc tranh luận này có "chủ đề" là cái gì!!??
Để giải quyết tình trạng "tranh luận suông" này thì tốt nhất là không tranh luận suông!
Phải có "trọng tài", quan trọng hơn là học cách của người xưa (người Ấn Độ) như sau:
Trước tiên mỗi người tranh luận phải trình bày tư tưởng của đối thủ tranh luận của mình, chỉ khi nào mọi người trong đó có cả đối thủ, xác nhận hai người tranh luận đã hiểu đúng tất cả của nhau, thì sau đó mới cho tiến hành tranh luận và "trọng tài" giám sát.
Luôn luôn chắc chắn là không tranh luận về chính bản thân của các từ, mà tranh luận về nội dung những khái niệm được thể hiện bằng từ. Tham khảo mẩu chuyện dưới đây:
Hai vợ chồng nhà nọ tranh luận. Sau một hồi tranh cãi quyết liệt, người chồng đành nói:
-Được rồi, thì theo ý em vậy.
-Muộn rồi, em đã đổi ý…

No comments:

Post a Comment