Saturday, August 24, 2013

Du học

 
Lại một năm học mới sắp bắt đầu, nhân đây xin trích trong bài viết của "nguồn Tuổi trẻ" với tựa bài là:
Đi du học-tôi học được gì? trong trang web của AUPAIR VIETNAM, hy vọng ít nhiều tham khảo thêm những cái hay của "họ", điều quan trọng nhất là phải thực hành thôi . . . . 
1. Thứ nhất: điều quan trọng nhất là tôi học được sự tự giác và lòng tự trọng của người trí thức. Khi làm bài kiểm tra, tôi không thấy giáo sư Mỹ phải đi “tuần tra” khắp lớp như ở Việt Nam (VN) để canh chừng nạn quay cóp. Các vị cứ ung dung ngồi đọc báo, hoặc làm việc riêng, vậy mà chẳng thấy sinh viên (SV) nào mở tài liệu ra xem, cũng chẳng thấy SV hỏi bài nhau.
SV nào không đến lớp làm kiểm tra được hôm đó, cứ xin phép, giáo sư sẽ cho đề riêng để làm vào một hôm khác. Nhiều SV khi làm đề thi riêng, đem ghế ra ngoài hành lang làm một mình, để khỏi bị bài giảng của giáo sư làm phân tâm. Tôi cố tình để ý những sinh viên này và cũng không thấy họ mở tài liệu ra. . . . . .
2. Thứ hai: tôi học được khả năng tự quản lý, sắp xếp việc học của mình. Ngay từ đầu học kỳ, giáo sư sẽ phát cho SV một cái syllabus (tạm dịch là chương trình học). Trong syllabus, giáo sư ghi rõ môn đó là môn gì, dạy cái gì, ngày nào học cái gì, SV phải đọc sách nào, trang mấy, khi nào kiểm tra, nội dung ra sao…
Căn cứ trên syllabus, sinh viên cứ theo đó mà sắp xếp lịch học, vì vậy SV rất chủ động, thoải mái trong việc học của mình. . . .
3. Thứ ba: tôi học được cách lý luận độc lập. Khoa học là vô biên, là sự phát triển không ngừng, nên không có học thuyết tuyệt đối. Do đó, SV được quyền chất vấn giáo sư, đặt vấn đề ngược lại, nếu cảm thấy nghi ngờ điều giáo sư vừa nói và thậm chí đặt vấn đề với cả những học thuyết.
Giáo sư không bao giờ chửi SV là đồ ngu, mà khuyến khích hỏi tới nơi tới chốn. Một giáo sư ngôn ngữ học của ĐH Santa Cruz nói: một nghiên cứu của ngành giáo dục Mỹ cho biết câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” chiếm gần 80% trong các câu hỏi được nêu lên trong giảng đường ĐH Mỹ. . . .
4. Thứ tư: tôi học được cách nghiên cứu độc lập. Người viết bài này từng chứng kiến Rosa, một học sinh lớp 5 phải tự vào thư viện tìm tòi về địa lý thành phố Santa Cruz, nơi em đang ở, sau đó viết “report” (tường thuật chứ không chép lại những gì em tìm được trong thư viện).
Đương nhiên cách làm này sẽ khiến em nhớ nhiều hơn là học và trả bài như con vẹt. Sau đó không lâu tôi có gặp lại Rosa, nhân lúc nói chuyện về thời tiết, em đã giải thích cho tôi tại sao khí hậu Santa Cruz được xem là “dễ chịu” nhất nước Mỹ. . . .
5. Thứ năm: tôi học được cách tôn trọng người khác và làm người khác tôn trọng. Các giáo sư, văn phòng khoa, nhân viên của trường đối xử với SV như một người lớn thật sự. Họ biết tôn trọng, lắng nghe SV. Đi đến đâu cũng thấy những “nụ cười nở trên môi”, những lời “xin lỗi”, “cám ơn”, “xin vui lòng” từ những người đó. Khi SV đến làm việc với khoa, thư viện… SV không có cảm giác mình là một kẻ đi xin xỏ, nhờ vả. . . .
Tôi còn nhớ cách đây vài tháng, một người bạn mời tôi đến nhà ăn tiệc mừng "thằng con trai" ("tục tưng"-cục cưng )mới tốt nghiệp Đại học ngành Điện tử ở Pháp mới về (rửa bằng). Trong suốt bữa tiệc mọi người thi nhau chúc mừng và các câu hỏi với "cậu ta" xoay quanh các vấn đề về đời sống, sinh hoạt cá nhân, thời tiết (du) . . . .chưa ai hỏi "cậu ta" học được cái gì? (học) và lạ nhất sau bao nhiêu năm học ở nước ngoài, mà cậu ta vẫn "ăn nói" và phong cách vẫn y như trước khi đi du học . . . .(giang sơn dễ đổi bản tính khó dời)

No comments:

Post a Comment