Thursday, August 22, 2013

Lý sự

 
Lý có nghĩa là lẽ phải.
Sự có nghĩa là việc.
Lý sự là lẽ phải của một việc gì.
Vậy người "hay lý sự" là người ra sao!? Hơi "đụng chạm" một chút với nghề "luật sư", nhưng rõ ràng nguyên tắc của ngành này cần phải như thế, dù sao đó cũng là "nét đặc thù" trong chuyên môn. Tuy nhiên nghề nào cũng vậy; có người giỏi thì cũng có người dở, mà người giỏi thường là "đặc trưng" và "đại diện" của " lý sự giỏi", khi họ phát biểu thì độ "chính xác" trên 90%.
Với "công thức" này, không riêng ngành luật, mà tất cả các ngành nghề khác cũng phát triển ra những người "hay lý sự", mà khổ nỗi số người gọi là giỏi nghề thì luôn là số ít, do đó lý sự sẽ xảy ra:
  • Người giỏi (hơn) lý sự với người dở (hơn) thì ta có người lý sự giỏi. (thường người giỏi chỉ lý sự khi "hữu sự")
  • Người dở lý sự với người giỏi thì ta có người lý sự "cùn", mà người ta gọi là người hay lý sự (vì người dở lại "thích" lý sự -tâm lý người này sẽ được bàn riêng trong dịp khác)
  • Hai người ngang "cơ" (dở như nhau, hoặc giỏi như nhau) lý sự thì "huề cả làng" (cái này hơi giống như tranh luận - vì không có kết luận nên còn gọi "nhẹ hơn" là đối thoại!)
Kinh nghiệm bản thân: chỉ lý sự với người "yếu" hơn ta về mọi mặt, không lý sự "cùn", nếu "rảnh" thì đối thoại với "ai" đó.
Chú thích: lý sự cùn là lý lẽ vụn vặt, không có sức thuyết phục (theo Wiktionary tiếng Việt), tham khảo mẩu đối thoại sau:
- Này, sao bánh tôm nhà hàng làm không có con tôm nào trong bánh hết vậy?
- Thế ông đã ăn cơm sinh viên chưa ạ?

- (Ngạc nhiên) Hồi còn sinh viên, tôi ăn thường xuyên...

- Thế khi ăn cơm, ông có thấy "con sinh viên" nào không ạ?

No comments:

Post a Comment