Saturday, August 10, 2013

Học tài thi phận


Thời xưa có câu: "Học tài thi phận" là do các nguyên nhân sau:
  • Trong lúc đi thi mà lại bị bệnh (nặng).
  • Làm bài rất tốt (?), nhưng khi chấm, phát hiện bài "phạm húy" (xem thêm trong tác phẩm "lều chõng" của Ngô Tất Tố) - trên 50% sĩ tử bị lỗi này.
  • Ngoài ra còn một số lý do riêng tư của các sĩ tử mà lỡ buổi thi . . . 
Ngày nay thí sinh rớt "tuyển sinh" chỉ vì "binh" sai đường! Với thế kỷ 21 này mà "thật trớ trêu" để xẩy ra tình trang này (năm nào cũng thế - chỉ có nhiều hay ít thôi!), vấn đề là do đâu!? (mà nông nỗi này):
  • Bản thân thí sinh cũng chưa rõ "sở trường" của chính mình, nên chọn sai nguyện vọng.
  • Gia đình chủ động "bắt" con, em (thí sinh) phải chọn ngành mà "họ" đưa ra.
  • Hiệu ứng đám đông, chọn ngành "hot" . . .
  •  . . . . 
Hệ quả, xã hội và thí sinh được gì?:
  • Thí sinh thì "rớt oan".
  • Xã hội lại có những "sinh viên" điểm thi thấp hơn mà vẫn đậu ở các ngành (hoặc nguyện vọng) mà "vô tình" họ "trúng mánh", . . tương lai nhân tài Việt Nam vẫn chưa có nhiều được!
  • Do đó ngày nay (thế kỷ 21), vẫn còn hiện tượng: "học tài thi phận", mà các nhà quản lý lâu nay cho rằng điều đó là "tất yếu", và "họ" cố tình cứ để như thế mà coi như là "thượng sách"! (cho giống với ngày xưa)
Xem ra xưa và nay cũng chẳng khác là mấy! có chăng ngày nay người ta đưa "tin học" vô quản lý, mà họ lại không nhớ rằng máy tính được lập trình cũng bằng chính những con người đó (sau khi loại được nhóm "học tài thi phận).
Chẳng trách người ta hay ví: "Đời người như một canh bạc" và "hên sui may rủi" thật là "trớ trêu"!

No comments:

Post a Comment