Tuesday, April 23, 2013

Học "tủ"

Một số Sinh viên (SV) ra trường sau một thời gian làm việc tại các Công ty, đơn vị sản xuất, về lại trường để lãnh bằng tốt nghiệp và lấy một số hồ sơ giấy tờ cá nhân khi gặp các Giảng viên thường chia sẻ cảm nghĩ về những ngày đầu đi làm tại các xí nghiệp:
"Tụi em ra nhà máy đi làm mà các công việc được họ giao cho đều hoàn toàn mới lạ mà hình như không có cái nào giống như những gì mà tụi em đã được học trong trường!"
Một số Thầy trả lời ngay:
"Một là cái đó các em học lâu rồi nên quên, hai là đây là công nghệ quá mới! . . . "
Nhưng có một Thầy lớn tuổi chậm rãi trả lời:
"Đa phần do cách học của người học (SV) thường là "đối phó", nghĩa là cái học được lúc đó họ không nghĩ là "kiến thức" mà là hiệu quả sao cho có điểm số cao nhất hoặc chỉ cần "thoát" qua nó, cách học đó còn gọi là học "tủ" (còn gọi là thợ học), ta thử hình dung nếu công việc của nhà máy đều giống như những gì mà các Thầy đã dạy (thực ra không có một giáo trình nào chứa hết các nội dung đó) cho các em thì ngược lại sẽ không có chỗ cho các em đứng trong nhà máy đó vì nhiều người trước đó nhanh chân chiếm hết rồi (trong đó thành phần nhiều nhất là diện GIA ĐÌNH QUEN BIẾT!), có thể nói vị trí ta đứng được trong nhà máy là công việc mà nhiều người không làm được và luôn luôn mới, đó là sự biết vận dụng các nguyên lý căn bản tìm ra cái mới mà ứng phó với những cái mới này"
Nghe xong các em vội chia tay ông Thầy già này và mời các Thầy khác đi liên hoan (mừng gặp lại) tranh thủ trong lúc ăn nhậu để hỏi thêm các Thầy còn "chiêu" nào mới hơn không!

No comments:

Post a Comment