Tuesday, May 28, 2013

Hình thức

Cách thức của hình dạng, vẻ bên ngoài là thuộc tính của hình thức, ngày nay người ta sử dụng từ này thường có ý chê bai là nhiều hơn là khen:
  • Trông hình thức nó đẹp thế mà cái ruột có ra gì đâu!
  • Căn hộ hình thức trông bắt mắt vậy mà vô ở thì bất tiện đủ điều!
  •  . . . .
Dễ gây ngộ nhận là "thủ phạm lừa dối" do hình thức!; ngay cả câu:"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", thì cái nào tốt thì ta phải công nhận cái nấy, nước sơn tốt vì bản chất nó tốt, gỗ tốt là do thuộc nhóm "danh mộc", khi ta lấy sơn tốt để sơn lên cây gỗ mục thì ta phải công nhận: sơn là sơn tốt, gỗ là gỗ mục không lẫn vào đâu được! Đương nhiên khi xét về tính che đậy của mục đích này thì cái xấu là do ý đồ của người thực hiện! chất lượng sơn lên bề mặt vẫn được công nhận là tốt và đẹp! Lúc này lại dùng câu: "Cái áo không làm nên thầy tu" để minh chứng điều này.
Liệu có gì mâu thuẫn giữa 2 câu tục ngữ trên? Hoàn toàn không có vấn đề gì, cả 2 câu trên đều xác định một vấn đề căn bản: Giá trị của cái "vỏ" luôn luôn rẻ hơn cái ruột mà nó che đậy", và có ai dám luôn phô trương cái "ruột" mà không cần cái "vỏ" (rẻ tiền hơn): như không cần mặc quần áo đẹp gì cả (cởi truồng đấy!).
Viết thêm: quần áo khoác lên ma-nơ-canh thì giá trị của quần áo sẽ mắc hơn giá trị của ma-nơ-canh, và lúc này phải xem quần áo là "ruột", ma-nơ-canh là "vỏ" ngược giống như trái điều (còn gọi là đào lộn hột)

No comments:

Post a Comment