Tuesday, July 30, 2013

Văn hóa

 
"Chửi cha không bằng pha tiếng", đó là một "đặc trưng" trong những hành vi được liệt vô là thiếu "văn hóa", rộng hơn ta thấy tuổi nhỏ (còn học tiểu học), khi thấy người bị tật (bị teo cơ, nói ngọng, nói cà lăm . . .) thì thường hay bắt chước, làm trò "nhại lại", rồi làm trò cho người khác cười, lấy đó làm thích thú . . .phải khi Thầy cô biết được thì sẽ được khuyên bảo tận tình . . và hiểu thế nào là có "văn hóa" . . ., nhưng nếu phụ huynh thấy được, thì lại giải thích: 
"Không nên bắt chước như thế, vì có thể sau này sẽ bị y như vậy"
Trẻ con lại hỏi:
"Tại sao?"
Có người giải thích:
"Cười người hôm trước, hôm sau người cười"
Trẻ không hiểu, nên đành giải thích:
"Ông Trời thấy làm giống nên bắt phải bị như vậy luôn!"
 . .  . . 
Vậy dạy "văn hóa" cho trẻ là do nhà trường hay gia đình?
Câu trả lời chính xác là "tất cả" (trong đó gồm gia đình, nhà trường và xã hội), thực sự có văn hóa là có được sự hội nhập "vô tư và tự nhiên", tuy nhiên lại thường có 2 trường hợp:
  • Nếu đối tượng cũng là người "có văn hóa" thì không cần phải bàn, lúc này chỉ cần thể hiện "vô tư và tự nhiên".
  • Nếu đối tượng "thiếu văn hóa" (thường trên 50%) thì lúc này đích thực ta phải vận dụng kiến thức của "học vấn" thì may ra ta sẽ "bù" phần thiếu văn hóa cho người kia!
  • Thực ra phải "nói thêm", gặp trường hợp trên, cũng đa phần ta còn thiếu sót "một ít" kiến thức nào đó, thế là: "ta với địch" tuy hai mà một!
Xin chép ra đây một chuyện cười: 
Sự khác biệt của văn hoá
Chiếc du thuyền đang trên hành trình ở Địa Trung Hải, đột nhiên đâm phải đá ngầm. Một vết thủng lớn làm tàu không thể đi tiếp được nữa và có nguy cơ bị chìm. Thuyền trưởng ra lệnh mọi hành khách phải mặc áo phao hoặc đeo phao cứu sinh nhảy xuống biển. Nhưng dù nói thế nào, ngọt nhạt có, hăm dọa có, ông vẫn không thuyết phục được họ. Ông đành để tay thuyền phó lo việc giải quyết đám khách cứng cổ.
10 phút sau quay lại, ông thấy họ đã nhảy hết xuống biển. Rất ngạc nhiên, ông hỏi viên thuyền phó thì anh ta trả lời: “Tôi thuyết phục từng người theo cách riêng hợp với họ. Với người Đức, tôi nói: “Đây là lệnh, anh phải nhảy!”. Với người Nga, tôi cổ vũ: “Đó là một hành động cách mạng!”. Với người Mỹ, tôi bảo: “Này anh, anh đóng bảo hiểm rồi mà!”. Với người Pháp, tôi nhận xét: “Theo kinh nghiệm của tôi thì ôm phao nhảy xuống nước là một việc rất lãng mạn”. Với người Anh, tôi nói: “Đây là một môn thể thao thời thượng” Với người Italy, tôi nói: “Nói thật với anh, cái này đúng ra là bị cấm, nhưng...”.
Còn lại anh chàng Nhật Bản, tôi vỗ vai:

 “Mọi người nhảy hết cả rồi đấy, ta nhảy đi thôi!”.

No comments:

Post a Comment