Thursday, July 25, 2013

Làm ăn

 
"Tay làm hàm nhai . . ." = làm ăn.
Đã làm việc thì phải ăn, mà lại có câu: làm nhiều ăn nhiều . . ., nhưng "sự đời" lắm phiền toái, "thiên hạ" lại nhận xét:
  • Sao lại có người làm ít mà lại ăn nhiều! (bất công)
  • Sao lại có người làm nhiều mà lại ăn ít! (tằn tiện hay bị bệnh!)
  • Cá biệt có người chẳng cần làm gì mà vẫn ăn(nhiều!)
  • . . . .
Cổ nhân thì lại có câu: ghen ăn, tức ở . . . ít nhiều là đã lý giải những thắc mắc trên của "thiên hạ".
Thực ra người ta thường làm nhiều (giờ) hơn là thời gian một bữa ăn, theo luật lao động thì một ngày làm việc là 8 giờ, nhưng giờ ăn trung bình cả 3 bữa (sáng, trưa, chiều) thì thường không quá 2 giờ, do đó chỉ có những "tiệc lớn" thì may ra người ta sẽ ăn uống trên 8 giờ, thì lúc đó mới gọi là ăn nhiều.
Qua đó ta mới thấy còn một "ẩn số" mà hai chữ "làm ăn" đã "che đi", đó là: mua sắm vật chất . . nhờ nó mà cân bằng "công thức":   Làm = Ăn + mua sắm
Có câu chuyện "ngụ ngôn" sau để tham khảo: (trích từ Đồng Cảm VN)
Một con quạ đang đậu trên một cành cây và chẳng thèm làm gì nguyên ngày. Con thỏ thấy thế bèn hỏi:
 “Mình có thể ngồi một chỗ và không làm gì như bạn được không nhỉ?”
Con quạ trả lời:
 “Được chứ, sao lại không.” 
Thế là con thỏ ngồi bên dưới cái cây con quạ đậu và nằm ngủ. Một lát sau, con cáo vồ tới con thỏ và ăn thịt nó.
Bài học rút ra từ câu truyện: Để ngồi chơi hưởng lợi, bạn phải “ngồi” trên một vị trí rất cao.

No comments:

Post a Comment