Monday, November 18, 2013

Sao phải học thêm (ai có lỗi?)


Truyện xưa kể rằng:
"Ngày xưa, có một người học trò tên Trần Minh, học rất thông minh lại chăm chỉ, nhưng nhà nghèo quá, cha mẹ chết sớm, cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, phải lấy lá chuối kết thành khố mà đóng, lại phải hầu hạ các bạn đồng học để có cơm ăn. Ban đêm, Minh phải nhờ ánh trăng hay bắt đom đóm để đọc sách.
Trần Minh dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế cũng không bỏ học. Trần Minh tin rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”, quyết tâm "dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa cử".
Đến kỳ thi, Trần Minh cũng cứ đóng khố chuối, tay ôm tráp giấy bút như tôi tớ đi theo các bạn thư sinh. Ai cũng khi dễ cười nhạo. Nhưng Trời không phụ kẻ gắng công, tới lúc xướng danh, các bạn giàu có của Trần Minh đều rớt cả, người đậu thủ khoa lại chính là Trần Minh khố chuối"

Tích xưa này giúp ta rút ra những ý sau:
  • Tự học, không xin tiền gia đình để đi học thêm.
  • Tự học, vì ý thức học để khẳng định mình.
  • Tự học, để giúp đời . . .
Gần đây xã hội khi nói đến học thêm thì "gần như" thầm oán trách các thầy cô dạy thêm, thực tế là:
  • Không ai bắt học thêm gì cả, cần phân tích kỹ lý do học thêm:
  1. Sức học của học sinh quá kém.
  2. Vì áp lực của chính phụ huynh, biết con em học kém nhưng vẫn muốn "nhồi nhét" kiến thức vào trong đầu con cháu.
  3. Không học sinh nào giỏi mà phải học thêm
  •  Có cầu ắt có cung, muốn học thêm thì phải đóng tiền.
  • Trách ai:
  1. Xã hội (trong đó là các gia đình và thành viên) chuộng bằng cấp, mà bằng cấp chỉ xác nhận được một mức độ nhất định, như trong thang điểm 10, thì 5 điểm là đạt rồi.
  2. Cơ chế tuyển dụng "quan liêu" . . . .
  3. Thiếu chính sách đối với nhân tài: thần đồng, người tự học . . . .
Có lẽ chỉ có những ai đã từng trưởng thành và sống trong những năm 1975 đến 1985, sẽ là nhân chứng của lịch sử Việt Nam, trong đó cánh cửa vào đại học gần như khép hờ và chỉ những thí sinh tự tin, ý thức mới muốn (dám) vượt qua. Số đông lựa chọn là trường nghề, trung cấp . . .và tạo thành một mô hình hình nón lý tưởng . . . cho sự phát triển của xã hội . . . vì quá phát triển nên ngày nay cái nón đã bị lật ngửa, để mọi người lên tiếng: thầy nhiều hơn thợ, trong khi vẫn phải học thêm!
Thư ngỏ 20/11 có điều kiện, phụ huynh khó nghĩ

 Trách những người soạn ra "thư" này

No comments:

Post a Comment