Wednesday, November 20, 2013

Nghề bạc bẽo


Người Thầy dạy tôi thời học tiểu học là bạn Ba tôi, khi về già Thầy không được phép dạy nữa và Thầy phải làm nghề sửa giầy cho đến cuối đời.
Những Thầy cô dạy tôi thời Trung học, đa phần khi về hưu sống vui vẻ với con cháu trong những căn nhà cấp 3.
Những Giảng viên Đại học thì khi về hưu thường "ra riêng" trong những căn hộ hoặc ở "tạm" những biệt thự cùng xe hơi.
Ta thử đặt câu hỏi, liệu những cô bảo mẫu có quyền đi làm bằng xe hơi riêng không?
Những giáo viên dạy tiểu học có quyền đi dạy bằng xe hơi không?, có 2 câu trả lời là:
  1. Tiền đâu mà mua xe hơi, nếu gia đình khá giả thì lại không làm nghề này.
  2. Nếu mà để dành mà mua được xe hơi thì sẽ bị xã hôi đặt câu hỏi: tiền ở đâu mà có?
Với giáo viên dạy cấp Trung học thì ai có xe hơi thì bị kết luận là do dạy thêm mà có.
Giảng viên dạy Đại học thì mặc nhiên được xã hội công nhận có xe hơi là chuyện bình thường.
Vậy ngày 20 tháng 11 hằng năm chúng ta tôn vinh những cấp Thầy cô giáo nào!
Đa phần thì các vị đi xe hơi sẽ là những đối tượng được chiếu cố hơn, đúng là "nghèo thì mắc cái eo", "người ta" đặt ra cái ngày 20 tháng 11 để ít nhiều an ủi những giáo viên (nói chung) đã "sống" bằng nghề này và đa phần còn chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống (do cơ chế lương thưởng), khổ nỗi có một ngày (một ngày trong một năm) mà cũng còn bị "cướp" . . . thông lệ thì cứ là các vị có học "hàm", học "vị" là hằng năm lại được xứng tên (xin phép nếu có "công trình" đóng góp cho xã hội thì đã được trả công rồi, tuy nhiên phải xem lại hiệu quả của các "công trình" này hoặc nhiều khi chẳng có "cái gì" . . .)
Bản chất nghề dạy học là nghề "bạc bẽo" trong tất cả các nghề, nếu "thấm nhuần" ý đó thì đó ngày 20 tháng 11 có "không ra gì" thì chứng tỏ Thầy cô đã đắc đạo rồi! Còn những người được xứng tên thì là những "thợ giỏi" đó! (nhiều khi không đứng lớp mà vẫn được phong tặng . . .)
Viết thêm: qua đó mới thấy động lực "người ta" học là để lấy Bằng bằng được!

No comments:

Post a Comment