Friday, November 15, 2013

Người đi dạy


"Theo bạn Nguyễn Nhật Hạnh, giáo viên (người đi dạy) là người có kiến thức sâu rộng và kĩ năng, còn người thầy khác ở chỗ là họ còn có cái tâm."  . . . . lại là một cách nói để phân biệt "hiệu quả" của công việc "dạy dỗ", "người xưa" thật thân thúy, ngay như từ "dạy dỗ", sự chỉ bảo nghiêm khắc và sự vỗ về những điều đối tượng cần làm, nếu như chỉ nghiêm khắc dạy mà thiếu sự vỗ về (tình cảm = tâm) thì "tâm lý" người học sẽ rất "nặng nề" . . .
Thực tế không nên tách bạch: người thầy, giáo viên là hai "sự việc" khác nhau, thật "buồn cười" nếu tiếp tục suy luận:
  • Bác sĩ là người có tâm, còn người chữa bệnh cho bệnh nhân thì gọi là y sĩ.
  • Công nhân là người có tâm, còn người làm công thì gọi là người lao động.
  •  . . . . 
  “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Thật vậy, bất kỳ một công việc nào cũng cần có cái Tâm, từ việc lớn như lãnh đạo quốc gia cho đến việc làm cha mẹ, nấu ăn, bảo vệ, rửa chén, quét đường…trạng thái "có" và "không" của cái tâm là hai thái cực, nhưng bản chất hai trạng thái này rất "gần nhau", chỉ cần "giơ cao và đánh khẽ", chỉ cần "động viên và an ủi" khi học sinh "lầm lỗi", đã là nghệ thuật của "người đi dạy" có tâm rồi.
"Người đi dạy" có được gọi là người thầy hay không, thực ra không "quan trọng" đối với "người đi dạy". Kết quả "người học" có được "thành quả" ra sao, thì lúc đó gọi là "người đi dạy" hay "thầy" và kèm theo "tính từ hay trạng từ" nào cho thích hợp:
  • Thầy dạy dở.
  • Thầy "rởm".
  • "Người đi dạy" chẳng biết gì.
  • . . . . . 
Lúc này mà theo cụ Nguyên Du: chữ tâm bằng ba chữ tài. Thì các câu phê bình trên chẳng có nghĩa lý gì, vì thầy hay "người đi dạy" có tâm mà, thậm chí là "tận tâm" nữa chứ.
Không thể "phiến diện" được, tóm lại là người thầy hay "người đi dạy" đã hội đủ: Tài và Tâm.

No comments:

Post a Comment