Sunday, November 10, 2013

Dân làm ăn


"Không nói xin thì không thèm cho", thường là câu nói của người "chủ" đối với cấp dưới, đến nay thì nó trở thành châm ngôn của các "đại gia", thỉnh thoảng "họ" dùng lại câu "xưa hơn" : con có khóc thì mới cho bú!
Nhân nói về chữ "đại gia" thì ngày nay cũng lại biến tướng rất nhiều, mà khiến mọi người liên tưởng đến những "đại ca" của một thời nào đó . . .
Trong khi từ "đại ca" thì đã bị "xuống cấp" từ thập niên 80 của thế kỷ trước . . .vậy ta thử hệ thống lại như sau: từ "ông chủ" thành "đại ca": thập niên 60, "xuống cấp ở thập niên 80.
                   "ông chủ" thành "đại gia": thập niên 90, đến nay thì "xuống cấp".
"Xuống cấp" là sao ta!? Là khi nhìn vẻ bề ngoài thì vẫn "phong độ", thậm chí thấy còn "hơn thế nữa" trước khi "sập tiệm" (giẫy trước khi chết), do vậy khi "ông chủ" phát biểu câu trên thì có 2 trường hợp:
  • Làm "ông chủ" thì phải ra oai, cho dù mướn người làm công thì những người này khi "xong việc" cũng phải nói: "xin cho lãnh tiền công" . . . như thế thì mới chịu móc tiền ra trả . . .
  • Cũng giống lúc đầu như trên, nhưng khi móc tiền thì . . .trăm ngàn lý do . . .hẹn, khất, lần lữa . . . .vì đây mới đích thực là "đại gia" của hiện tại (xuống cấp).
Tôi còn nhớ ở thập niên 60, từ "ông chủ" khi được nói ra cho ai thì nghe thấy "trang nghiêm" và có phần "tôn trọng" với người đó . . .
Từ "ông chủ" bị "biến" thành "đại ca" thì nghe rất "giang hồ" . . .mà thành "đại gia" thì nghe sao chẳng thấy "vẻ vang"(mang hơi hướng "tệ nạn")* tí nào, trong khi chỉ có người ở "trong chăn thì mới biết là có rận"!?
Khi nào "đại gia" trở lại thành "ông chủ".
* Tôi có vài người quen là "đại gia", mà tay nào đều cũng có hai ba "bà", về nhà kể cho "má sấp nhỏ", nghe xong "bả" nói: "đại gia thì phải vậy chớ, người ta là dân làm ăn "mờ" (mà)". Nói "nhỏ": tôi cũng là dân "làm ăn" mà!!!???

No comments:

Post a Comment