Friday, October 3, 2014

Những người khốn khổ


Truyện "những người khốn khổ" được dịch từ tác phẩm "Les Misérables" của tác giả Victo Hugo, xuất bản năm 1862 đã nói lên sự "cứng ngắc" của những "nhà soạn luật" chỉ biết xử theo "lý" mà thiếu "tình", dẫn đến người thanh tra có tên là Javert (gia-ve); người luôn đại diện cho công lý, cuối cùng phải tìm đến cái chết cho chính bản thân (tự tử) (vì nhận ra những người soạn luật thiếu cái "tình" mà "ông ta" không được "phép" biết đến).

Nay thì một "ông" Thẩm phán" chủ tọa một phiên phúc thẩm xử oan một người, thì "biện minh" (cảm tính): "Tôi phải nói thật thế này. Thứ nhất, tôi đã không làm gì trái với lương tâm. Tôi không phải loại thoái hóa, biến chất, tham nhũng (cảm tính). Đây là có kẻ hữu ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, còn tôi chỉ làm đúng bổn phận theo luật(cảm tính). Thứ hai, tôi đã vô cùng đau đớn. Suốt đời tôi luôn tâm niệm mình phải luôn trung thực, liêm khiết và bảo vệ công lý. Đây là chuyện tai nạn nghề nghiệp. Tuy vậy, tôi không ân hận. (toàn bộ là cảm tính)
Chỉ khác câu chuyện là : Không tự tử = không ân hận; cái này gọi là có "cải tiến" = cãi chầy cái cối. Trích dẫn:

"Gắn bó nhiều năm với giảng đường đại học An ninh nhân dân (từ những khóa học đầu tiên), TS. Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ với PV, trước hết, cần quán triệt nguyên tắc, lời khai nhận tội của bị cáo không phải là căn cứ buộc tội. Lời khai chỉ trở thành căn cứ buộc tội khi phù hợp với chứng cứ khác. Vì thế, khi xét xử không quá phụ thuộc vào việc bị cáo có nhận tội hay không nhận tội mà phải xem xét cùng với các chứng cứ khách quan khác, có đủ cơ sở chứng minh hành vi của bị cáo là phạm tội hay không?
Cũng theo TS. Hùng, Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: "Cơ quan điều tra, viện Kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội".
Để chứng minh tất cả những vấn đề nêu trên, cơ quan tiến hành tố tụng phải có đầy đủ chứng cứ. Chứng cứ phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định. Chứng cứ của vụ án có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, như vật chứng, lời khai của những người có liên quan, kết luận giám định và các biên bản về hoạt động điều tra, xét xử, các tài liệu, đồ vật khác.
"Theo khoản 2, Điều 72, Bộ luật Tố tụng Hình sự, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án. Luật quy định rõ, không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội", TS. Hùng cho hay" 
Là người chủ tọa một phiên tòa được chỉ định - cũng là người làm công ăn lương- làm sai mà bảo là "mình" không ân hận thì đây chính là người máy rồi! vì người máy không được lập trình "nhận tội" và "biết tự tử"! Đây là ông Javert "made in Việt Nam!! (có nhiều cải tiến, miễn sao "mình" bớt tội lỗi.), người bị oan và "ông" ai là "những người khốn khổ"!



No comments:

Post a Comment